Rối loạn giấc ngủ “hung thủ” cần điều trị sớm

Học tập, công việc, gia đình, các mối quan hệ xã hội, môi trường sống, bệnh lý, tuổi tác có thể tác động đến sức khỏe gây ra tình trạng rối loạn giấc ngủ. Nếu không được phát hiện sớm và có biện pháp điều trị hiệu quả, rối loạn giấc ngủ kéo dài sẽ gây ra hàng loạt các biến chứng nguy hiểm. Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để bạn bị rối loạn giấc ngủ do đâu, triệu chứng là gì, khi nào cần đi thăm khám và điều trị như thế nào?

Bạn đang đọc: Rối loạn giấc ngủ “hung thủ” cần điều trị sớm

1. Rối loạn giấc ngủ gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe?

Cuộc đời mỗi chúng ta, dành khoảng ⅓ thời gian cho việc ngủ. Ngủ giúp cơ thể phục hồi, sửa chữa và tái tạo lại những gì cần thiết. Nếu sau một ngày dài làm việc, căng thẳng và mệt mỏi, mà bạn không thể ngủ được thì ngay ngày hôm sau cơ thể bạn đã biểu hiện sự rất mệt mỏi, cảm giác uể oải, không muốn làm việc, khả năng tập trung cũng kém đi và chúng ta trở nên dễ cáu gắt, nổi nóng hơn với người thân hoặc bạn bè.

Nếu rối loạn giấc ngủ kéo dài mà không có hướng khắc phục hoặc điều trị hiệu quả, kéo theo rất nhiều những hậu quả nguy hiểm: tăng huyết áp (huyết áp cao), rối loạn nhịp tim, suy nhược thần kinh, trầm cảm, dễ mắc bệnh tâm thần, dễ mắc bệnh tim mạch, rối loạn nội tiết, bệnh tiểu đường, đột quỵ (tai biến mạch máu não), suy giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ tiến triển (bệnh alzheimer tiến triển), ăn uống kém ngon miệng, cơ thể gầy sút, suy nhược cơ thể,..

Rối loạn giấc ngủ “hung thủ” cần điều trị sớm

Người bị rối loạn giấc ngủ tăng nguy cơ bị té ngã, chấn thương khi làm việc, tham gia giao thông, tự sát.

2. Điểm danh các nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ

Có rất nhiều nguyên nhân gây tình trạng rối loạn giấc ngủ. Bạn hãy cùng tham khảo để xem mình gặp phải nguyên nhân nào sau đây nhé:

2.1 Stress, căng thẳng, lo âu (rối loạn giấc ngủ do tâm lý)

Áp lực từ công việc, cuộc sống, gia đình, các mối quan hệ xã hội,… có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng, lo âu. Điều này sẽ tác động trực tiếp tới hệ thần kinh và một số cơ quan khác. Sự căng thẳng thần kinh do stress, lo lắng dễ gây tình trạng rối loạn giấc ngủ mà điển hình nhất là mất ngủ và rối loạn nhịp sinh học thức – ngủ. Đây cũng nguyên nhân phổ biến đang gây chứng rối loạn giấc ngủ ở giới trẻ hiện nay.

2.2 Môi trường sống ô nhiễm (rối loạn giấc ngủ do môi trường)

Môi trường sống ồn ào, ô nhiễm khói, bụi, hóa chất độc hại hay ánh sáng không phù hợp cũng tác động trực tiếp đến não bộ của chúng ta, dễ gây ra tình trạng rối loạn giấc ngủ. Theo nghiên cứu, những người sống trong môi trường quá ồn ào, không được vệ sinh sạch sẽ có nguy cơ mắc các vấn đề hoặc bệnh lý về hệ thần kinh nhiều hơn những người được sống trong môi trường yên tĩnh, sạch sẽ, phù hợp.

2.3 Bệnh lý (rối loạn giấc ngủ do bệnh lý)

Có rất nhiều vấn đề, bệnh lý nếu không được phát hiện và điều trị hiệu quả có thể gây ra tình trạng mất ngủ. Chuyên gia thường phân nguyên nhân bệnh lý gây hội chứng rối loạn giấc ngủ thành hai phần đó là: vấn đề/bệnh lý trong não và vấn đề/bệnh lý ngoài não.

Một số bệnh lý trong não gây mất ngủ (rối loạn giấc ngủ) có thể kể đến như: thiếu máu não, rối loạn tiền đình, u não, u máu thể hang, dị dạng mạch máu não, đột quỵ (tai biến mạch máu não), viêm màng não, viêm não, …..

Một số bệnh lý ngoài não gây hội chứng rối loạn giấc ngủ như: viêm loét dạ dày – đại tràng, viêm hoặc u tuyến tiền liệt, viêm đường tiết niệu, viêm amidan, viêm tai giữa, viêm mũi, hen phế quản, hội chứng ngưng thở khi ngủ, bệnh tim mạch, bệnh tiểu đường, bệnh ung thư, bệnh cơ xương khớp,….

Tìm hiểu thêm: “Bỏ túi” kinh nghiệm chăm sóc bệnh nhân sa sút trí tuệ

Rối loạn giấc ngủ “hung thủ” cần điều trị sớm

Xơ vữa động mạch gây tắc nghẽn dòng máu nuôi não, là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây thiếu máu não, rối loạn giấc ngủ.

3. Triệu chứng rối loạn giấc ngủ

Rối loạn giấc ngủ không chỉ đơn thuần là mất ngủ mà còn gồm các dạng như: rối loạn nhịp thức ngủ (trằn trọc khó đi vào giấc ngủ, ngủ hay giật mình tỉnh giấc giữa đêm sau đó khó ngủ tiếp, mê sảng khi ngủ, mộng du (chức miên hành khi ngủ), ngủ hay mơ thấy ác mộng,….) và chứng ngủ rũ (ngủ nhiều “ngủ gà ngủ gật”).

Người bị rối loạn giấc ngủ nhìn trông rất mệt mỏi, xanh xao, uể oải, không tập trung, ăn uống kém ngon miệng, gầy sút. Nếu có biểu hiện này, bạn nên đi thăm khám với bác sĩ chuyên khoa Nội thần kinh để tìm ra nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ và có biện pháp xử trí hiệu quả. Mất ngủ hay rối loạn giấc ngủ càng điều trị sớm hiệu quả càng cao, nếu tình trạng này kéo dài dễ dẫn đến mạn tính (mất ngủ mạn tính hay mất ngủ kinh niên), ảnh hưởng sức khỏe của người bệnh, tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lý nguy hiểm.

4. Khi nào cần đi thăm khám?

Ngay khi có biểu hiện rối loạn giấc ngủ, bạn tuyệt đối không được chủ quan. Hãy xây dựng lại chế độ ăn, uống, tập luyện, nghỉ ngơi, làm việc sao cho khoa học, phù hợp. Đặc biệt là cần xây dựng thói quen đi ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc, tránh lo lắng, căng thẳng.

Nếu việc điều chỉnh trên không giúp bạn cải thiện tình trạng rối loạn giấc ngủ hay cải thiện không đáng kể, hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa nội thần kinh để được thăm khám, chẩn đoán và có hướng giải quyệt phù hợp.

Rối loạn giấc ngủ “hung thủ” cần điều trị sớm

>>>>>Xem thêm: Bị rối loạn tiền đình ăn gì tốt? 7 nhóm thực phẩm nên sử dụng

Rối loạn giấc ngủ nên đi thăm khám với chuyên gia nội thần kinh để được kiểm tra, tìm ra nguyên nhân và có biện pháp xử trí đúng và hiệu quả.

5. Điều trị rối loạn giấc ngủ bằng cách nào?

Hiện nay, việc điều trị rối loạn giấc ngủ cần xác định được nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ. Các bác sĩ có chuyên môn sẽ giúp bạn tìm ra nguyên nhân và có hướng giải quyết hiệu quả.

Một số thuốc có tác dụng hỗ trợ và cải thiện tình trạng rối loạn giấc ngủ sẽ được bác sĩ chỉ định. Bên cạnh đó, các bác sĩ cũng tư vấn cho người bệnh về chế độ ăn, uống, tập luyện, nghỉ ngơi như thế nào để cải thiện tốt chứng rối loạn giấc ngủ.

Bạn tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc về điều trị vì các loại thuốc an thần nếu lạm dụng có thể khiến người bệnh bị phụ thuộc vào thuốc, gây  “nghiện” thuốc, các tác dụng phụ của thuốc có thể ảnh hưởng tới hệ thần kinh và một số cơ quan khác của bạn, đặc biệt là gan và thận.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *