Nội soi mũi là một trong những kĩ thuật chẩn đoán hình ảnh phổ biến, hỗ trợ chẩn đoán, phát hiện sớm các tổn thương trong hốc mũi hoặc vòm họng và đánh giá kết quả điều trị các bệnh lý mũi xoang. Bên cạnh đó, phương pháp này giúp bác sĩ thu thập mẫu bệnh phẩm thông qua nội soi sinh thiết tổn thương. Vậy thực hiện nội soi mũi có đau không? Cần lưu ý điều gì trong quá trình nội soi mũi? Cùng TCI tìm hiểu dưới đây.
Bạn đang đọc: Nội soi mũi có đau không? Cần lưu ý điều gì?
1. Tìm hiểu về nội soi mũi
1.1. Định nghĩa
Nội soi mũi là một trong những kĩ thuật chẩn đoán hình ảnh được sử dụng rộng rãi tại các bệnh viện, cơ sở y tế hiện nay. Phương pháp này được chỉ định khi cần kiểm tra bên trong khoang mũi hoặc các lỗ thông xoang của người bệnh.
Khi thực hiện nội soi mũi, bác sĩ sẽ đưa một ống nội soi dài có gắn camera và đèn chiếu sáng vào trong mũi bệnh nhân. Ống soi có bán kính khoảng 2.7-4mm, cho phép bác sĩ quan sát mọi ngóc ngách của hốc mũi và vòm họng. Hình ảnh nội soi được lưu trữ và hiển thị trên máy tính rõ ràng và nhanh chóng, hỗ trợ quá trình chẩn đoán bệnh.
Nội soi mũi là kĩ thuật chẩn đoán hình ảnh rất phổ biến.
1.2. Nội soi mũi được chỉ định trong trường hợp nào?
Những trường hợp được chỉ định thực hiện nội soi mũi bao gồm:
– Nghi ngờ viêm xoang với các triệu chứng: chảy mũi, nghẹt mũi, có đờm nhầy, hắt hơi, đau tại các vị trí như cạnh mũi, hốc mắt, trán, thái dương, đỉnh đầu, sau gáy,…
– Xác định nguyên nhân viêm xoang đối với các trường hợp đã phát hiện viêm xoang qua x-quang, chụp CT, MRI,…
– Nghẹt mũi mạn tính nghi ngờ có tắc nghẽn hốc mũi do vẹo vách ngăn, phì đại cuống mũi, polyp, dị vật, u hốc mũi,…
– Xác định nguyên nhân chảy máu mũi tái phát nhiều lần như bướu máu, dị dạng mạch máu, polyp, dị vật, xác định điểm chảy máu để can thiệp,…
– Ngửi kém hoặc mất khứu giác nghi ngờ u tế bào thần kinh khứu giác.
– Ù tai, mất thính giác kèm nhức đầu nghi ngờ ung thư vòm họng xâm lấn.
– Nghi ngờ nhiễm trùng mũi, chảy dịch vàng xanh, xuất hiện mủ.
– Nghi ngờ rò dịch não tủy.
Trong một số trường hợp đặc biệt, nội soi mũi có thể được sử dụng để điều trị bệnh lý hoặc bất thường vùng mũi như hỗ trợ lấy dị vật ở mũi.
2. Quy trình nội soi mũi diễn ra như thế nào? Nội soi mũi có đau không?
2.1. Quy trình nội soi mũi diễn ra như thế nào?
Nhìn chung, quy trình nội soi mũi sẽ diễn ra như sau:
Trước khi nội soi
Bác sĩ sẽ trao đổi với bạn về quá trình nội soi và các yêu cầu trong khi nội soi để bạn nắm rõ quy trình và hỗ trợ hợp tác. Bên cạnh đó bác sĩ có thể trao đổi thêm về tình trạng dị ứng thuốc (nếu có) để hạn chế rủi ro dị ứng thuốc thông mũi hoặc thuốc tê của bạn.
Quá trình nội soi mũi diễn ra nhanh chóng, đơn giản, bạn không cần chuẩn bị quá nhiều trước khi thực hiện.
Trong khi nội soi
Khi thực hiện nội soi mũi, bạn cần ngồi thẳng lưng. Bác sĩ sẽ xịt hoặc bôi thuốc thông mũi và thuốc tê lên vùng mũi của bạn. Ở một số bệnh viện, thuốc tê sẽ được bôi lên ống nội soi và đưa vào trong mũi.
Sau khi bạn ngấm thuốc tê, bác sĩ sẽ tiến hành đưa ống nội soi vào trong mũi để quan sát cụ thể cấu trúc xoăn mũi, bề mặt niêm mạc mũi, các lỗ thông xoang, dịch nhầy, dịch mủ mũi,…
Sau khi nội soi
Sau khi nội soi mũi kết thúc, bạn sinh hoạt bình thường và không cần kiêng khem gì. Bạn có thể về nhà ngay lập tức sau khi nhận kết quả nội soi từ bác sĩ.
2.2. Quá trình nội soi diễn ra trong bao lâu?
Bên cạnh câu hỏi nội soi mũi có đau không thì nội soi mũi mất bao lâu cũng là thắc mắc của nhiều người. Phương pháp này được xem là một thủ thuật đơn giản vì vậy quá trình nội soi diễn ra rất nhanh chóng. Từ khi chuẩn bị cho đến khi thực hiện nội soi mũi sẽ mất khoảng 10 phút. Riêng quá trình nội soi mũi sẽ mất từ 3-4 phút cho mỗi cánh mũi.
Sau khi nội soi kết thúc, thông thường bạn sẽ nhận được kết quả ngay lập tức. Trong một vài trường hợp phức tạp, bác sĩ có thể chỉ định bạn thực hiện thêm một vài chẩn đoán hình ảnh khác để hỗ trợ kết luận bệnh.
Tìm hiểu thêm: Siêu âm cơ xương khớp là gì và có tác dụng như thế nào?
Quá trình nội soi mũi thường diễn ra nhanh chóng.
2.3. Nội soi mũi có đau không?
Khi nhắc đến nội soi, hầu hết mọi người thường e ngại bởi cảm giác đau, khó chịu và buồn nôn. Tuy nhiên nội soi mũi là một thủ thuật không xâm lấn và khi thực hiện, bác sĩ sẽ sử dụng ống nội soi mềm với kích thước cực nhỏ để quan sát các cơ quan bên trong cơ thể.
Bên cạnh đó với nội soi mũi, trước khi tiến hành bạn sẽ được sử dụng thuốc tê và thuốc co mạch để hốc mũi rộng ra. Do đó, ống nội soi được đưa vào một cách dễ dàng và thuận tiện mà không gây đau đớn, khó chịu hay buồn nôn. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể cảm thấy khó chịu nhẹ nếu bạn có khoang mũi hẹp bất thường hoặc sưng niêm mạc mũi.
Còn nếu trong quá trình nội soi bạn vẫn cảm thấy đau nhói và khó chịu quá khả năng chịu đựng, bạn có thể báo với bác sĩ để được hỗ trợ.
3. Những lưu ý khi thực hiện nội soi mũi
Một số lưu ý bạn cần ghi nhớ khi thực hiện nội soi mũi bao gồm:
– Tuyệt đối tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
– Không tự ý xoay người hoặc đột ngột chuyển động trong quá trình nội soi bởi rất dễ gây tổn thương các mô bên trong, gây hệ lụy trong tương lai.
– Bạn nên giữ tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng hay lo sợ để đảm bảo kết quả nội soi chuẩn xác nhất.
– Đối với trẻ em, cần có sự hỗ trợ từ gia đình để quá trình nội soi mũi diễn ra thuận lợi.
Nhìn chung, đây là phương pháp có độ an toàn cao. Tuy nhiên cũng như bất kì kĩ thuật chẩn đoán hình ảnh khác, phương pháp này có nhược điểm. Một số biến chứng có thể xảy ra sau quá trình nội soi mũi bao gồm chảy máu và chấn thương niêm mạc. Bên cạnh đó, bạn có thể gặp phản ứng với thuốc tê hoặc thuốc thông mũi trước khi nội soi. Do đó hãy trao đổi kĩ với bác sĩ về tình trạng dị ứng của bản thân cũng như các loại thuốc, vấn đề sức khỏe gần đây của bạn.
Tại Hà Nội, bạn có thể qua trực tiếp Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI để tiến hành nội soi mũi. Thu Cúc TCI là địa chỉ thăm khám chất lượng cao do Bộ Y tế cấp phép hoạt động cũng như nhận được rất nhiều đánh giá, phản hồi tích cực từ khách hàng. Tại Thu Cúc TCI sử dụng công nghệ nội soi tai mũi họng ống mềm ưu việt với những ưu điểm như:
– Đường kính dây soi chỉ 3mm giúp quá trình nội soi nhẹ nhàng, không gây đau đớn và khó chịu.
– Ống soi có thể gập 130 độ hỗ trợ quan sát mọi ngóc ngách.
– Sử dụng dải tần NBI bước sóng 415 – 540 giúp phát hiện sớm những tổn thương niêm mạc, mô.
– Phân tích rõ ràng vùng ung thư và lành tính, đánh giá cụ thể mức độ xâm lấn của khối u và sinh thiết dễ dàng.
>>>>>Xem thêm: Chụp MRI khớp háng giúp phát hiện bệnh lý nào?
Bạn có thể yên tâm về kết quả cũng như trải nghiệm thăm khám khi đến với Thu Cúc TCI.
Hi vọng những thông tin trên đã giải đáp được thắc mắc của bạn nội soi mũi có đau không cũng như bỏ túi được một địa chỉ nội soi uy tín, chất lượng.