Theo thống kê, có tới gần 30% bệnh nhân đột quỵ có tiền sử thiếu máu não. Thiếu máu lên não triệu chứng đôi khi chỉ mơ hồ thoáng qua nhưng nếu không phát hiện sớm và biết cách phòng ngừa có thể để lại hậu quả nặng nề, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng.
Bạn đang đọc: Thiếu máu lên não triệu chứng nhận biết và cách xử trí
1. Thiếu máu lên não triệu chứng nhận biết là gì?
1.1 Bạn hiểu gì về thiếu máu não?
Thiếu máu não là tình trạng giảm tuần hoàn máu lên não, dẫn tới giảm oxy và dưỡng chất nuôi dưỡng tế bào não khiến cấu trúc và chức năng của một phần hoặc nhiều phần não bị suy giảm, thậm chí “chết” không thể hồi phục được.
Thiếu máu não hay còn được gọi là thiếu máu não cục bộ. Thiếu máu não thoáng qua hay thiếu máu não cục bộ thoáng qua là một dạng của thiếu máu não cục bộ.
Có nhiều nguyên nhân gây thiếu máu não, sau đây là một số nguyên nhân chính:
– Xơ vữa động mạch: xơ vữa thành mạch (các mảng xơ vữa tích tụ và bám lâu ngày ở thành mạch khiến thành mạch yếu và hẹp do bị cản trở) là nguyên nhân chính (chiếm gần 80% thiếu máu não) làm cản trở, tắc nghẽn dòng máu lưu thông lên não, dẫn tới thiếu hụt máu lên não.
– Chấn thương cột sống, đốt sống cổ: bệnh thoái hóa đốt sống cổ, gai đốt sống cổ, chấn thương cột sống khiến lượng máu lên não bị suy giảm, khi máu lưu thông kém và không được bơm đầy để nuôi não bộ sẽ khiến tế bào não khu vực đó bị yếu và suy giảm chức năng.
– Bệnh tim mạch: các bệnh lý tim mạch khiến chức năng bơm máu của tim đi nuôi các cơ quan trong cơ thể trong đó có não bộ bị suy giảm. Lâu dần gây tình trạng thiếu máu não cục bộ.
– Cao huyết áp: huyết áp cao làm tăng áp lực của dòng máu lên thành mạch, khiến mạch máu bị giãn dần ra và xuất hiện những tổn thương khiến mạch máu não có thể phình ra (phình mạch) gây nguy cơ chảy máu não hoặc hình thành các mảng xơ vữa, cản trở máu lưu thông lên não.
Những yếu tố sau được coi là tác nhân gây ra tình trạng thiếu máu não là:
– Stress, lo âu, căng thẳng
– Hút thuốc lá, uống bia rượu
– Chế độ dinh dưỡng ít chất xơ, nhiều dầu mỡ và chất béo
– Lười vận động
– Thường xuyên gối đầu cao khi ngủ
1.2 Thiếu máu lên não triệu chứng nhận biết
Thiếu máu lên não triệu chứng dễ nhận biết nhưng lại nhiều người chủ quan bỏ qua để lại những hậu quả nguy hiểm. Cơn thiếu máu não có thể chỉ thoáng qua vài phút, vài giờ thường dưới 24 giờ rồi biến mất (được gọi là thiếu máu não thoáng qua) nhưng cũng có cơn thiếu máu não không thoáng qua mà kéo dài và nguy cơ dẫn tới đột quỵ não.
Thông thường các triệu chứng thiếu máu lên não thoáng qua gồm: đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, yếu tay hoặc chân, nói khó,…. Các biểu hiện này có thể kéo dài từ vài phút đến vài giờ (dưới 24 giờ) rồi biến mất, vì vậy nhiều người chủ quan bỏ qua. Tuy nhiên sau đó thiếu máu não có thể lặp lại và dẫn tới đột quỵ.
Thiếu máu não cục bộ có các biểu hiện tương tự như thiếu máu não thoáng qua, nhưng thời gian thường kéo dài hơn và người bệnh dễ đối mặt với nguy cơ đột quỵ hoặc nguy cơ gặp biến chứng cao hơn so với cơn thiếu máu não thoáng qua.
Người có cơn thiếu máu não dù là thiếu máu não cục bộ hay thiếu máu não thoáng qua thì tuyệt đối không được chủ quan. Cần được thực hiện xét nghiệm, khảo sát các yếu tố nguy cơ thông qua chụp chiếu, xét nghiệm như: chụp cắt lớp vi tính MSCT hoặc chụp cộng hưởng từ não MRI não, xét nghiệm công thức tế bào máu, lipid máu, điện tim, siêu âm tim, siêu âm hệ động mạch cảnh và hệ động mạch đốt sống – thân nền. Các xét nghiệm nên được hoàn tất trong vòng 24-48 giờ đầu ngay sau cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua. Khi có biểu hiện thiếu máu não, bạn nên đến thăm khám với bác sĩ chuyên khoa Nội thần kinh để được kiểm tra, loại trừ các bệnh lý có liên quan và chỉ định thực hiện chụp chiếu, xét nghiệm cần thiết giúp chẩn đoán chính xác bệnh và có biện pháp điều trị, phòng ngừa kịp thời.
Tìm hiểu thêm: Đột quỵ từ cơn đau đầu vận mạch (đau nửa đầu)
1.3 Đối tượng nào dễ bị thiếu máu não?
Người trên 50 tuổi, có tiền sử bệnh về mạch máu, đái tháo đường hoặc mắc chứng rối loạn lipid máu là đối tượng nguy cơ cao bị thiếu máu lên não và khả năng để lại các biến chứng nguy hiểm cũng cao. Do đó người bệnh nên đi thăm khám với bác sĩ nội thần kinh để có biện pháp điều trị, dự phòng kịp thời ngay có biểu hiện thiếu máu não.
Ngoài ra thiếu máu não ngày càng có xu hướng trẻ hóa, một số nhóm đối tượng sau dễ có nguy cơ bị thiếu máu não:
– Người thường xuyên lo lắng, căng thẳng, stress trong công việc hoặc cuộc sống như nhân viên văn phòng, người quản lý, phụ nữ nội trợ,…
– Người làm các công việc ngồi nhiều hạn chế vận động như: tài xế lái xe đường dài, người làm nghề may mặc, công nhân làm các công việc ít đi lại và vận động,…
– Người hút thuốc lá, uống nhiều bia rượu, lạm dụng chất kích thích
– Người ăn uống không khoa học, dư cân béo phì
– Người phải sống trong môi trường ô nhiễm
2. Thiếu máu não và nguy cơ dẫn tới đột quỵ trong tương lai
Nhiều người chủ quan các triệu chứng thiếu máu não và kết quả là phải “đối mặt” với nguy cơ đột quỵ trong tương lai.
Theo thống kê, có tới gần 30% bệnh nhân đột quỵ có tiền sử thiếu máu não. Đột quỵ do thiếu máu lên não là dạng thường gặp nhất trong các trường hợp đột quỵ. Những cơn thiếu máu não thoáng qua diễn biến nhanh và có thể hồi phục nhanh do tắc nghẽn tạm thời nguồn cung cấp máu lên não, hơn nữa thiếu máu não thoáng qua cũng không gây tổn thương sau đó. Tuy nhiên, đây là một dấu hiệu cảnh báo nguy cơ đột quỵ (tiền đột quỵ) có thể xảy ra trong tương lai. Khoảng 10-15% bệnh nhân bị thiếu máu não thoáng qua sẽ có nguy cơ bị đột quỵ trong vòng 3 tháng. Và một nửa nhóm đột quỵ này xảy ra trong khoảng 48 giờ sau khi cơn thiếu máu não thoáng qua xuất hiện.
Chính vì vậy, người có biểu hiện thiếu máu não cục bộ hay thiếu máu não thoáng qua cần được thăm khám và điều trị kịp thời, phòng ngừa nguy cơ đột quỵ trong tương lai.
>>>>>Xem thêm: Hỏi đáp về bệnh đau thần kinh zona
3. Cách xử trí thiếu máu não hiệu quả tận gốc
Đến khám ngay với bác sĩ chuyên khoa Nội thần kinh để thực hiện các chụp chiếu, xét nghiệm, giúp kiểm tra và tầm soát mạch máu, thần kinh – não bộ. Qua đó các bác sĩ chuyên khoa sẽ tư vấn cách điều trị cũng như phòng ngừa hiệu quả. Đây là phương pháp tốt nhất khi xử trí thiếu máu não hiệu quả tận gốc.
Hi vọng những thông tin thiếu máu lên não triệu chứng nhận biết và cách xử trí sẽ giúp bạn có thêm kiến thức để bảo vệ mình và người thân.