Đặc điểm và cách điều trị rối loạn giấc ngủ ở trẻ

Rối loạn giấc ngủ ở trẻ là một loại rối loạn sức khỏe về giấc ngủ. Trẻ bị rối loạn giấc ngủ nếu không được điều trị sớm sẽ gây ảnh hưởng đến hoạt động thể chất, tinh thần, chức năng xã hội và cảm xúc. Vậy điều trị rối loạn giấc ngủ ở trẻ thế nào hiệu quả? Cùng tìm hiểu về bệnh rối loạn giấc ngủ xảy ra ở trẻ em và các phương pháp điều trị hiệu quả qua bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc: Đặc điểm và cách điều trị rối loạn giấc ngủ ở trẻ

1. Rối loạn giấc ngủ ở trẻ là gì?

Rối loạn giấc ngủ ở trẻ là một cụm từ dùng để mô tả một giai đoạn khi trẻ đang ngủ đột nhiên thức dậy nhiều vào ban đêm, ngủ ngắn hơn mà không rõ lý do. Giai đoạn này thường chỉ kéo dài một tháng, tuy nhiên cũng có những bạn trẻ kéo dài đến vài tháng.

Cũng cần lưu ý rằng ở mỗi độ tuổi, trẻ sẽ có nhu cầu về thời gian ngủ khác nhau. Đối với trẻ sơ sinh có thể ngủ từ 18 – 20 tiếng mỗi ngày, mỗi giấc kéo dài từ 30 phút – 3 tiếng đồng hồ. Không chỉ vậy, giấc ngủ của trẻ sơ sinh thường không có quy luật, bé có thể ngủ nhiều hơn vào ban đêm hoặc ban ngày, trong trường hợp bé ngủ vào ban ngày nhiều thì ban đêm sẽ thức nhiều hơn.

Tuy nhiên, do một số trường hợp nào đó, trẻ có thể ngủ ít hơn số thời gian được nêu ở trên hoặc thức xuyên cả ngày hay đêm thì đồng nghĩa với việc trẻ đang phải đối mặt với chứng rối loạn giấc ngủ.

Đặc điểm và cách điều trị rối loạn giấc ngủ ở trẻ

Khi giấc ngủ bị rối loạn, trẻ có thể đang ngủ đột nhiên thức dậy nhiều vào ban đêm, ngủ ngắn hơn mà không rõ lý do.

2. Biểu hiện rối loạn giấc ngủ ở trẻ

2.1 Thời gian ngủ bình thường của trẻ

Với mỗi độ tuổi khác nhau, thời gian ngủ của trẻ cũng sẽ khác nhau:

– Trẻ dưới 6 tháng tuổi: Độ tuổi này con bắt đầu hình thành chu kỳ giấc ngủ, giấc ngủ đêm sẽ khoảng 9,5 – 11,5 tiếng. Giấc ngủ ngày sẽ ngắn hơn, chỉ từ 3,5 – 5,5 tiếng.

– Trẻ từ 6 – 1 tháng tuổi: Trẻ bắt đầu ngủ theo nhu cầu và nhịp sinh học, giấc ngủ ban ngày từ 3 – 4 giấc giờ giảm xuống chỉ còn 1 – 2 giấc. Tổng số thời gian ngủ chỉ khoảng 14 tiếng mỗi ngày.

– Trẻ trên 18 tháng tuổi: Lúc này trẻ bắt đầu ngủ rất ít vào ban ngày.

– Trẻ từ 2,5 – 5 tuổi: Trẻ rất ít khi ngủ ngày, đây là giai đoạn trẻ thích khám phá thế giới xung quanh và nhận nhiều kích thích từ môi trường ngoại cảnh, hầu hết trẻ có thể tự ngủ vào ban đêm.

Tìm hiểu thêm: Tai biến nhẹ: Triệu chứng và những nguy cơ tiềm ẩn

Đặc điểm và cách điều trị rối loạn giấc ngủ ở trẻ

Trẻ ở từng độ tuổi khác nhau sẽ có giờ ngủ khác nhau

2.2 Khi nào trẻ bị rối loạn giấc ngủ?

Nếu thấy trẻ xuất hiện những dấu hiệu sau, rất có thể con đang gặp phải tình trạng rối loạn giấc ngủ:

– Sụp mí mắt

– Ngáp nhiều, ngủ gật

– Chơi đùa ít, giảm linh hoạt

– Mệt mỏi, lờ đờ

– Xuất hiện biểu hiện của bệnh rối loạn giấc ngủ

Một số trẻ có thể do mải chơi quên ngủ hoặc con quá phấn khích khi sắp được đi du lịch,… điều này thường không đáng lo. Nhưng nếu tình trạng trên kéo dài là dấu hiệu cảnh báo chứng rối loạn giấc ngủ.

Biểu hiện của rối loạn giấc ngủ ở mỗi trẻ có thể khác nhau, một số trường hợp thể hiện như: xuất hiện cơn ngừng thở ngắn kèm ngáy khi ngủ, ngủ ngày quá nhiều, các cử động tay chân có tính chu kỳ, mộng du, mất ngủ, cơn hoảng sợ vào ban đêm… Đặc biệt là đối với cơn miên hành và cơn hoảng sợ vào ban đêm là phổ biến nhất.

3. Các loại rối loạn giấc ngủ thường gặp ở trẻ

3.1 Rối loạn hành vi giấc ngủ

Rối loạn hành vi giấc ngủ là hiện tượng trẻ với các hành động bất thường khi ngủ như: đang ngủ trẻ có thể làm các động tác đơn giản như ngồi bật dậy, thậm chí một số trẻ có những độc tác phức tạp hơn như đi lại, mặc quần áo, ăn uống,… sau khi tỉnh lại bé hoàn toàn không có ý thức (không nhớ) gì về việc đã làm, dân gian thường gọi là tật mộng du.

3.2 Cơn hoảng sợ vào ban đêm

Nằm mơ thấy ác mộng, giật mình khi đang ngủ là một biểu hiện của chứng rối loạn giấc ngủ, cụ thể là rối loạn hành vi giấc ngủ: Đột nhiên trẻ ngồi dậy hoặc vùng vẫy, la hét, khóc lóc sau khi ngủ được vài giờ. Trẻ biểu lộ rõ sự sợ hãi, căng thẳng, bồn chồn, mắt có thể mở to nhưng vẫn như đang thiếp ngủ, phụ huynh lúc này không thể dỗ dành hoặc không thể đánh thức cho trẻ tỉnh lại được. Cơn hoảng sợ kéo dài từ 10 đến 15 phút, sau đó trẻ thường ngủ thiếp đi và hôm sau tỉnh dậy trẻ cũng sẽ không nhớ gì đã xảy ra.

4. Điều trị và phòng ngừa tình trạng rối loạn giấc ngủ mà trẻ em gặp phải

4.1 Điều trị rối loạn giấc ngủ ở trẻ em bằng liệu pháp tâm lý

Đối với trường hợp trẻ nhỏ, có thể áp dụng liệu pháp tâm lý để điều trị rối loạn giấc ngủ qua 5 bước sau:

– Bước 1: Lập biểu đồ, ghi rõ số lần thức, số lần khóc, số lần không chịu ngủ và thời gian thức đêm để lên kế hoạch xử lý hiệu quả.

– Bước 2: Tìm hiểu nguyên nhân, xác định do trẻ ngủ ngày quá nhiều hay thiếu giấc, xác định khi trẻ ngủ vào ban đêm có ngáy và thở bằng miệng hay không, hãy dựa vào thời gian ngủ, giờ đi ngủ và thời gian thức để tìm nguyên nhân

– Bước 3: Xây dựng giờ giấc ngủ khoa học cho con (ngủ đủ giấc, hạn chế ngủ ngày để đêm bé ngủ được sâu giấc). Tránh la mắng, dọa nạt bé trước khi ngủ.

– Bước 4: Cần theo dõi con thường xuyên, trông chừng và không cho trẻ ra khỏi giường, như vậy sau trẻ sẽ hiểu và nằm ngủ yên.

– Bước 5: Bạn nên dặn dò con mỗi sáng dậy, khen và tạo tâm lý thoải mái để con trẻ cảm thấy thoải mái hơn.

Ngoài ra, đối với trường hợp trẻ lớn hơn, bạn cần phải tìm ra nguyên nhân khác để điều trị hiệu quả, nhất là những nguyên nhân bắt nguồn từ lối sống.

Đặc điểm và cách điều trị rối loạn giấc ngủ ở trẻ

>>>>>Xem thêm: Đáng ngại tình trạng tổn thương dây thần kinh sọ não

Những rối loạn về giấc ngủ do bệnh lý thần kinh có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe và tâm lý của trẻ. Vì vậy, trẻ cần được điều trị sớm với các chuyên gia nội thần kinh.

4.2 Điều trị rối loạn giấc ngủ ở trẻ bằng phương pháp nội khoa

Nếu nguyên nhân đến từ bệnh lý, trẻ bị rối loạn giấc ngủ cần phải thăm khám với bác sĩ chuyên khoa Nội thần kinh để tìm nguyên nhân, có biện pháp can thiệp và điều trị hiệu quả. Tuyệt đối không tự ý cho trẻ sử dụng các loại thuốc bổ não, thuốc an thần khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Với những trẻ bị động kinh, có thể xuất hiện cơn co giật khi đang ngủ, điều này sẽ rất nguy hiểm nếu ba mẹ không phát hiện sớm và xử trí kịp thời. Cần cho con đi thăm khám. Bệnh động kinh đã có thể chữa khỏi nếu trẻ được khám đúng bác sĩ chuyên khoa Nội thần kinh và tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ.

4.3 Phòng ngừa rối loạn giấc ngủ ở trẻ em

Hãy giúp trẻ thay đổi thói quen sinh hoạt tránh rối loạn giấc ngủ bằng cách:

– Ngủ đúng giờ

– Tạo trạng thái thư giãn trước khi ngủ để dễ đi vào giấc ngủ và ngủ sâu giấc hơn

– Không để trẻ gặp phải những kích thích từ môi trường bên ngoài như điện thoại, tivi, truyện trước giờ đi ngủ

– Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng khoa học, đầy đủ dinh dưỡng

Như vậy, bài viết đã cung cấp giúp bạn thông tin về đặc điểm và cách điều trị rối loạn giấc ngủ ở trẻ. Nếu thấy bé có các biểu hiện rối loạn giấc ngủ, ba mẹ hãy cho con đến thăm khám với bác sĩ chuyên khoa nội thần kinh để loại trừ nguyên nhân bệnh lý thần kinh hoặc phát hiện kịp thời và điều trị hiệu quả, tránh để lại những biến chứng nguy hiểm cho con sau này.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *