Ho là một phản ứng của cơ thể do vùng hầu họng bị kích ứng hoặc khi gặp một số bất thường của cơ thể. Đôi khi trong khi ho, người bệnh sẽ cảm thấy đau đầu, đau nửa đầu và một số triệu chứng khác. Vậy ho đau nửa đầu là biểu hiện của bệnh gì, có nguy hiểm không, làm gì để điều trị và phòng ngừa?
Bạn đang đọc: Ho đau nửa đầu là bệnh gì, có nguy hiểm không?
1. Đau nửa đầu khi ho là hiện tượng gì?
Đau đầu khi ho là một loại đau đầu bất thường, được kích hoạt bởi các cơn ho hoặc các loại căng thẳng và thường được chia thành 2 loại: nguyên phát và thứ phát.
1.1 Đau đầu khi ho nguyên phát
Cơn đau thường bắt đầu đột ngột, sau khi ho hoặc căng thẳng, kéo dài trong vài giây đến vài phút. Cá biệt, một số trường hợp tình trạng đau có thể kéo dài tới 30 phút. Có thể được theo sau bởi một cơn đau âm ỉ trong vài giờ.
Người bệnh cảm thấy đau nhói như kim đâm hoặc như búa bổ, khởi phát ở phía trước đầu, sau đó ảnh hưởng tới cả 2 bên.
Loại đau đầu này thường gặp ở năm giới trên 40 tuổi, gây khó chịu nhưng không nguy hiểm cho người bệnh và có thể tự cải thiện.
1.2 Đau đầu khi ho thứ phát
Loại đau đầu xuất phát do các vấn đề về cấu trúc trong não bộ. Dạng này nguy hiểm hơn, thậm chí người bệnh có thể cần đến phẫu thuật để điều trị.
Các cơn đau này thường kéo dài hơn so với đau đầu nguyên phát, có thể đau hàng ngày. Kèm theo đó là các triệu chứng chóng mặt, ngất xỉu, tê ở mặt hoặc cánh tay, mắt mờ, nhìn đôi,…
Đau đầu khi ho thứ phát thường xảy ra ở những người trẻ hơn 40 tuổi.
2. Nguyên nhân gây ra tình trạng đau đầu khi ho
2.1. Nguyên nhân gây ho đau nửa đầu nguyên phát
Nguyên nhân của đau đầu nguyên phát đến nay vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên một số nhà nghiên cứu cho rằng tăng áp lực nội sọ và các tình huống căng thẳng có thể là nguyên nhân gây chứng đau đầu khi ho dạng này.
2.2. Nguyên nhân gây ho đau nửa đầu thứ phát
Như đã nói ở trên, nguyên nhân của đau đầu thứ phát có thể bắt nguồn từ một số vấn đề trong não, hộp sọ (nơi mà bộ não và tủy sống kết nối). Cụ thể gồm:
– Khiếm khuyết trong cấu trúc của tiểu não: Đây là phần não kiểm soát sự thăng bằng. Khi phần não này có bất thường, bệnh nhân có thể gặp phải hiện tượng chóng mặt, đau đầu khi ho. Dị tật tiểu não phổ biến nhất là dị tật Chiari.
– Các khiếm khuyết trong hình dạng của hộp sọ
– Phình động mạch não
– U não
– Rò dịch não tủy nguyên phát
Tìm hiểu thêm: Bệnh động kinh: Nguyên nhân và phương pháp điều trị
3. Ho đau nửa đầu chẩn đoán bằng cách nào?
Để xác định nguyên nhân gây đau nửa đầu khi ho (chủ yếu dạng thứ phát), bạn cần được khám lâm sàng tại các cơ sở y tế đủ năng lực chuyên môn và uy tín. Dựa vào kết quả khám lâm sàng, các bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm máu, một số chẩn đoán hình ảnh liên quan đến não bộ như: chụp cộng hưởng từ (MRI), chụp cắt lớp vi tính (CT). Các phương pháp này đặc biệt có ý nghĩa đối với những trường hợp nghi ngờ khối u hoặc phình mạch não.
4. Phương pháp điều trị
Tùy thuộc vào dạng đau đầu khi ho và nguyên nhân gây bệnh mà sẽ có các phương án điều trị khác nhau.
Đối với ho đau đầu nguyên phát, bệnh nhân có thể dùng một số loại thuốc uống hàng ngày để giúp ngăn ngừa hoặc giảm đau như:
– Thuốc chống viêm Indomethacin (Indocin, Tivorbex)
– Thuốc giãn mạch, hạ huyết áp: Propranolol (Inderal, Innopran XL,..)
– Thuốc lợi tiểu: Acetazolamide có tác dụng làm giảm lượng dịch tủy sống, giảm áp lực bên trong hộp sọ.
– Các loại thuốc khác: naproxen (Naprelan, Naprosyn, các loại khác), ergonovine (Methergine), dihydroergotamine tiêm tĩnh mạch (D.H.E.45) và phenelzine (Nardil).
Các loại thuốc này chỉ mang tính tham khảo và phải đượcđược bác sĩ kê đơn tùy theo từng trường hợp bệnh nhân. Người bệnh không nên tự ý sử dụng thuốc vì có thể gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn. Tốt nhất, nên thăm khám với các bác sĩ chuyên khoa nội thần kinh để được chẩn đoán chính xác và kê đơn phù hợp. Trong một số hiếm trường hợp, một số thủ thuật sẽ được tiến hành nhằm giảm áp lực bên trong hộp sọ của bạn, giúp cơn đau giảm đi đáng kể.
Các loại thuốc phòng ngừa thường không có nhiều tác dụng đối với những người bị đau đầu thứ phát. người bệnh thường sẽ được chỉ định các phương pháp để khắc phục nguy cơ tiềm ẩn do đau đầu khi ho thứ phát.
>>>>>Xem thêm: Những điều cần biết về bệnh đau nửa đầu ở trẻ em
5. Phòng tránh đau đầu khi ho
Để cải thiện tình trạng đau đầu khi ho và ngăn ngừa nguy cơ tái phát, bạn có thể áp dụng một số biện pháp phòng ngừa sau:
– Điều trị sớm và dứt điểm nhiễm trùng phổi, như viêm phế quản
– Sử dụng thuốc giảm ho khi cần thiết
– Tiêm phòng cúm hàng năm, sử dụng các thực phẩm tăng sức đề kháng
– Sử dụng chất làm mềm phân, ăn các loại rau xanh, hoa quả hỗ trợ tiêu hóa để tránh táo bón
– Giảm cân nếu có hiện tượng thừa cân, béo phì
– Quan tâm đến sức khỏe hệ thần kinh bằng cách đi khám thường xuyên
Như vậy, mức độ nguy hiểm và cách điều trị chứng ho đau nửa đầu phụ thuộc nhiều vào dạng đau đầu, nguyên nhân và mức độ bệnh. Các nguyên nhân và cách điều trị trên đây cũng chỉ mang tính tham khảo. Khi gặp triệu chứng này, bạn cần đến chuyên khoa Nội thần kinh của các cơ sở y tế uy tín để được khám và điều trị đúng hướng để tránh bệnh ngày càng trầm trọng.