Những lưu ý quan trọng khi chụp MRI cộng hưởng từ

Chụp MRI là công nghệ tiên tiến của y học cho phép quan sát, kiểm tra hình ảnh bên trong cơ thể một cách chi tiết, rõ ràng nhất mà không cần phải áp dụng biện pháp xâm lấn. Tuy nhiên phương pháp này khá phức tạp và có chi phí cao, nên được thực hiện sau khi có xem xét, chỉ định kỹ lưỡng của bác sĩ. Ngoài ra, chụp MRI cũng có một số thông tin quan trọng bạn cần biết trước khi thực hiện. Tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về phương pháp chụp MRI.

Bạn đang đọc: Những lưu ý quan trọng khi chụp MRI cộng hưởng từ

1. Phân biệt chụp MRI và CT

Chụp CT và MRI đều được ứng dụng để ghi lại hình ảnh bên trong cơ thể. Sự khác biệt lớn nhất là MRI (chụp cộng hưởng từ) sử dụng sóng vô tuyến, còn chụp CT (chụp cắt lớp vi tính) sử dụng tia X.

Chụp CT để kiểm tra cơ thể, giúp tầm soát và chẩn đoán nhanh. Chụp CT chẩn đoán tốt hơn với các bệnh liên quan đến xương. CT thường được sử dụng cho: kiểm tra khối u, gãy xương, tầm soát ung thư…

Chụp MRI là công nghệ chụp quét tạo ra hình ảnh 3 chiều về các bộ phận bên trong cơ thể. Phương pháp này tạo ra hình ảnh rõ ràng hơn. MRI thường được ứng dụng để chẩn đoán các tình trạng liên quan đến: dây thần kinh và sọ não, cơ bắp, mạch máu, nội tạng, dây chằng…

Những lưu ý quan trọng khi chụp MRI cộng hưởng từ

Bệnh nhân được nhân viên kỹ thuật hướng dẫn, chuẩn bị trước khi chụp MRI.

MRI hoạt động bằng cách sử dụng nam chậm cực mạnh để sắp xếp các proton trong cơ thể bạn. Sau khi tắt từ trường, proton sắp xếp lại về hướng thông thường và sản sinh tín hiệu vô tuyến cho phép máy MRI tạo ra hình ảnh.

Chụp CT được sử dụng phổ biến và ít tốn kém hơn. Thời gian chụp và cho kết quả của chụp CT nhanh hơn. Tuy nhiên, MRI lại vượt trội hơn về độ chi tiết của hình ảnh.

2. Thời gian chụp MRI

2.1. Chụp MRI mất bao lâu?

Thông thường, MRI mất khoảng 15 đến 90 phút để thực hiện, có thể nhanh hoặc lâu hơn tùy vào số lượng hình ảnh cần chụp và tùy bộ phận cơ thể.

Thời gian chụp MRI cho từng bộ phận

– Chụp đầu gối: khoảng 30 – 60 phút

– Chụp vai: khoảng 15 – 45 phút

– Chụp não: khoảng 30 – 60 phút

– Chụp cột sống thắt lưng: khoảng 30 – 60 phút

– Chụp tim: khoảng 90 phút

– Chụp bụng: khoảng 30 – 90 phút. Một số trường hợp có thể lên tới 2 tiếng

– Chụp ngực: khoảng 90 phút

Tìm hiểu thêm: [Giải đáp] Chụp mri có phát hiện ung thư không?

Những lưu ý quan trọng khi chụp MRI cộng hưởng từ

Khi thực hiện, bạn sẽ phải giữ nguyên tư thế để không làm ảnh hưởng đến kết quả chụp.

2.2. Điều gì tác động đến thời gian chụp?

– Số lượng hình ảnh: nếu cần nhiều hình ảnh để phân tích chi tiết, quá trình chụp sẽ mất nhiều thời gian hơn so với một lần quét lấy ít hình ảnh.

– Bộ phận cơ thể được chụp: diện tích cơ thể cần chụp MRI càng lớn thì thời gian chụp càng lâu

– Thuốc cản quang: đôi khi, thuốc cản quang được sử dụng để các cấu trúc nhỏ trong cơ thể hiện rõ hơn trên hình ảnh. Chụp MRI cần thuốc cản quang có thể mất thêm khoảng 15 đến 30 phút.

– Thuốc an thần: MRI nhạy cảm với chuyển động, vì vậy đối với những người không thể nằm yên (ví dụ như trẻ em và những người mắc chứng sợ hãi) có thể sẽ phải dùng thuốc an thần trước khi chụp. Thuốc an thần có thể uống hoặc tiêm qua đường tĩnh mạch.

3. Chụp MRI cần lưu ý gì?

– Trước khi chụp MRI, có thể bạn sẽ cần nhịn ăn 4 tiếng.

– Khi làm thủ tục, bạn sẽ được hỏi về bệnh sử và xác nhận rằng không cấy ghép kim loại hoặc máy tạo nhịp tim bên trong cơ thể. Vì máy MRI hoạt động bằng những nam châm lớn có sức hút lớn, nên quá trình chụp có thể khiến bạn bị thương nếu trong cơ thể cấy kim loại.

– Bạn sẽ phải thay áo của bệnh viện loại bỏ hết trang sức trên cơ thể nhằm đảm bảo không mang kim loại vào trong phòng chụp. Bạn cũng có thể được tiêm thuốc an thần hoặc thuốc cản quang trước khi thực hiện chụp.

– Trong quá trình chụp, bạn được nằm trên chiếc giường và đưa vào bên trong máy quét MRI. Kỹ thuật viên có thể sẽ đặt thêm một cuộn dây lên phần cơ thể cần chụp để tạo ra hình ảnh rõ ràng hơn. Kỹ thuật viên sẽ ở trong một phòng riêng biệt nhưng bạn vẫn có thể trao đổi với họ thông qua hệ thống liên lạc.

– Khi chụp, bạn phải nằm yên trên bàn chụp. Bệnh viện sẽ cung cấp cho bạn tai nghe hoặc nút tai để giảm tiếng ồn.

– Ngay sau khi thực hiện xong, bạn có thể sinh hoạt bình thường. Tuy nhiên nếu phải tiêm thuốc an thần, tốt nhất bạn nên có người đi cùng. Ngoài ra, bạn sẽ phải tránh uống bia rượu hoặc vận hành máy móc hạng nặng trong vòng ít nhất 24 giờ.

Những lưu ý quan trọng khi chụp MRI cộng hưởng từ

>>>>>Xem thêm: Phẫu thuật cắt ngón thừa tại Thu Cúc như thế nào?

Bác sĩ đọc kết quả, tư vấn cho khách hàng sau khi chụp.

4. Ưu điểm của chụp MRI trong y học

– Chụp MRI vượt trội hơn các phương pháp khác bởi nó cho hình ảnh chẩn đoán các mô mềm (não, gan, thần kinh…) rất chi tiết, rõ ràng. Vì vậy bác sĩ có thể xác định, chẩn đoán khối u ngay từ giai đoạn đầu.

– Hình ảnh được chụp từ nhiều mặt phẳng khác nhau tạo nên mô hình 3D.

– So với các phương pháp chụp chiếu hiện nay, chụp MRI có độ phân giải cao nhất.

– Cho phép kiểm tra các bất thường ở xương, mạch máu mà các phương pháp khác không làm được.

Chụp MRI là phương pháp khá an toàn nếu được thực hiện đúng cách. Phương pháp này cần sự hỗ trợ của máy móc nên bạn hãy ưu tiên chọn bệnh viện có cơ sở vật chất hiện đại để đáp ứng kỹ thuật và an toàn trong quá trình chẩn đoán hình ảnh.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *