Phân biệt hở và hẹp van tim cùng cách điều trị, phòng ngừa

Hở và hẹp van tim là 2 bệnh lý van tim phổ biến nhất. Hệ thống van tim giúp đảm bảo lượng máu lưu chuyển giữa các buồng tim. Khi van tim bị tổn thương dẫn đến hở hoặc hẹp van. Các bệnh lý này ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, thậm chí tính mạng người bệnh.

Bạn đang đọc: Phân biệt hở và hẹp van tim cùng cách điều trị, phòng ngừa

1. Thế nào là hở và hẹp van tim?

Bệnh về van tim xảy ra khi một hoặc nhiều van tim không thực hiện tốt chức năng đóng mở giúp máu lưu thông theo một chiều. Trong đó, bệnh hở và hẹp van tim là hai dạng thường gặp trong các bệnh về van tim, Tình trạng hẹp van tim xảy ra khi các van dày và cứng hoặc dính các mép van. Từ đó làm giảm khả năng mở của van tim, gây cản trở sự lưu thông của máu. Tim phải bơm mạnh hơn để nén dòng máu qua chỗ hẹp. Van không mở được hết cỡ, làm giảm lưu lượng máu xuống buồng tim dưới hoặc lượng máu đi ra động mạch. Hẹp van tim chủ yếu xảy ra với van 2 lá và van động mạch chủ. Còn van 3 lá và van động mạch phổi ít khi bị hẹp.

Bệnh hở van tim xảy ra khi các van tim đóng lại không kín. Tình trạng này khiến dòng máu có thể trào ngược trở lại trong lúc đóng van. Do van không thể đóng kín hoàn toàn, máu có thể rò rỉ ngược trở lại (thay vì chỉ chảy theo 1 chiều). Điều này không chỉ làm giảm khả năng bơm máu của tim, mà còn gây tích tụ máu ở tim và phổi. Lý do bắt nguồn từ tình trạng giãn vòng van, thoái hoá, dính, co rút hoặc các dây chằng van tim quá dài… Tim bị hở van, dòng máu trào ngược khiến tim phải làm việc nhiều hơn để bù đắp lượng máu bị thiếu hụt.

Bệnh hở van tim chia thành 4 mức độ: Hở van ¼ là mức độ nhẹ, thường được coi là hở van sinh lý, chỉ cần điều trị khi có triệu chứng khó thở, mệt mỏi. Hở van 2/4 là mức trung bình. Hở van 3/4  là mức nặng. Cuối cùng, hở van 4/4 được xem là mức rất nặng.

Phân biệt hở và hẹp van tim cùng cách điều trị, phòng ngừa

Hẹp van tim chủ yếu xảy ra với van 2 lá và van động mạch chủ.

2. Nguyên nhân gây hở và hẹp van tim

2.1. Hở và hẹp van tim do nguyên nhân bệnh lý

Các bệnh thường gặp gây hẹp van tim:

Sốt thấp khớp: Liên cầu khuẩn là nguyên nhân phổ biến nhất gây hẹp van tim.

Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn: Đây là nguyên nhân thường gặp do dày dính mép van.

Van tim bị vôi hóa: Quá trình lão hóa kết hợp với rối loạn lipid máu làm tăng nguy cơ lắng đọng canxi ở quanh van tim

Các bệnh lý gây hở van tim: Bệnh thấp tim, thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim, .Hoăc do một số căn bệnh hiếm như: bệnh viêm nội tâm mạc, cơ tim giãn nở, viêm nội tâm mạc. phình động mạch chủ

2.2. Các nguyên nhân gây hở và hẹp van tim khác

Hở van tim: Do van tim suy yếu, kém chức năng, đứt hoặc giãn.các dây chằng và cơ giữ van tim. Dị tật tim bẩm sinh từ khi trẻ chào đời. cũng là một nguyên nhân phổ biến. Ngoài ra hở van còn có thể do lão hóa.

Hở van tim: Do hẹp van tim bẩm sinh,  làm xạ trị vùng lồng ngực, hoặc do một số bệnh tự miễn như lupus ban đỏ cũng có thể gây hẹp van tim.

Tìm hiểu thêm: Thực hư phương pháp bấm huyệt chữa rối loạn nhịp tim

Phân biệt hở và hẹp van tim cùng cách điều trị, phòng ngừa

Bệnh về van tim xảy ra khi một hoặc nhiều van tim không thực hiện tốt chức năng đóng mở giúp máu lưu thông theo một chiều.

3. Hở và hẹp van tim có những biểu hiện gì?

-Bệnh hở van tim: Ở giai đoạn đầu các triệu chứng của bệnh thường không rõ ràng. Khi nhận thấy rõ các dấu hiệu cũng đồng nghĩa với việc bệnh đã tiến triển nặng. Các dấu hiệu nhận biết hở van tim bao gồm:

Mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt

Khó thở, khi nằm càng thấy khó thở hơn, tim đập nhanh, đánh trống ngực.

Chân, mắt cá chân bị sưng phù

Ho khan, ho nhiều hơn vào ban đêm.

-Bệnh hẹp van tim: Có thể không gây ra triệu chứng nào trong một thời gian dài do bệnh tiến triển chậm. Khi xuất hiện triệu chứng, phổ biến nhất là các vấn đề như:

Tim đập nhanh, choáng ngất, chóng mặt, tay chân lạnh, hồi hộp

Ho khan, khi nằm ho nhiều hơn

Mệt mỏi, đau tức ngực khi gắng sức, khó thở

Đặc biệt các vấn đề này càng nặng hơn khi người bệnh bị căng thẳng, nhiễm trùng hoặc trong giai đoạn phụ nữ mang thai,

Trường hợp bệnh nặng sẽ có các triệu chứng như ho ra máu, trướng bụng, ngất, trọng lượng cơ thể tăng bất thường. Bàn chân hoặc chỗ mắt cá chân bị phù. Có thể khó thở ngay cả nhưng lúc đang nghỉ ngơi.

Phân biệt hở và hẹp van tim cùng cách điều trị, phòng ngừa

>>>>>Xem thêm: Khám và điều trị rối loạn nhịp tim

Người có nguy cơ cao bị hở và hẹp van timcần kiểm tra sức khỏe tim mạch định kỳ

4. Điều trị hở van tim và hẹp van tim

Điều trị hẹp van tim:

Với giai đoạn bệnh nhẹ, chưa có triệu chứng, người bệnh chỉ cần kiểm tra, theo dõi định kỳ. Nếu phải thực hiện các phương pháp điều trị có chảy máu như nhổ răng, phẫu thuật… cần tiêm dự phòng bệnh viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn trước đó. Khi bệnh nặng lên với các triệu chứng như đau ngực, khó thở, rối loạn nhịp tim, tùy vào tình trạng bệnh sẽ có cách điều trị thích hợp. Bệnh nhân có thể được điều trị bằng thuốc hoặc can thiệp phẫu thuật nếu cần thiết.

Điều trị hở van tim:

Giai đoạn nhẹ: Điều trị nội khoa sử dụng các loại thuốc như: thuốc chống đông máu, thuốc lợi tiểu, thuốc chẹn beta giao cảm, thuốc giãn mạch nhóm nitrate. Việc dùng thuốc cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ chuyên khoa tim mạch. Không tự chọn thuốc, tự tăng giảm liều hoặc thời gian dùng thuốc. Không tự chuyển thuốc khác vì có thể làm mất hiệu quả hoặc sai lệch phác đồ điều trị. Nếu có bất thường cần hỏi ý kiến bác sĩ.

Trường hợp bệnh nặng: Van tim bị tổn thương nghiêm trọng, bệnh nhân có khả năng bị suy tim, Lúc này bác sĩ có thể chỉ định điều trị ngoại khoa. Bao gồm các phẫu thuật: Phẫu thuật sửa van tim với các phương pháp như cắt hoặc khâu nhằm khép kín các lá van lại với nhau. Hoăcj phẫu thuật thay van tim khi phương pháp sửa van tim không tác dụng. Lúc này cần phẫu thuật cắt bỏ van tim và thay thế bằng van tim nhân tạo.

5. Biện pháp hỗ trợ điều trị và phòng bệnh

Bên cạnh các phương pháp điều trị, bệnh nhân cần thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt có lợi cho sức khỏe tim mạch. Cụ thể, tránh ăn mặn, hạn chế các món nhiều dầu mỡ. Giảm thiểu hoặc bỏ thuốc lá, bia rượu. GIữ tinh thần lạc quan, tâm trạng thoải mái và tránh hoạt động thể lực, trí óc quá sức.

Bên cạnh đó, người có nguy cơ cao cần kiểm tra sức khỏe tim mạch định kỳ. Bệnh nhân cần tái khám theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *