Xử lý trào ngược dạ dày tại nhà hiệu quả

Trào ngược dạ dày là bệnh lý tiêu hóa thường gặp, gây nhiều khó chịu cho người mắc phải. Hãy cùng Thu Cúc TCI học nhanh cách xử lý trào ngược dạ dày với các phương pháp đơn giản ngay tại nhà!

Bạn đang đọc: Xử lý trào ngược dạ dày tại nhà hiệu quả

1. Dấu hiệu người bệnh bị trào ngược dạ dày 

Trào ngược dạ dày thực quản – GERD, hay được gọi tắt với cái tên trào ngược dạ dày là tình trạng dịch vị từ dạ dày đi ngược lên thực quản. 

Người bệnh thường có thể gặp phải các triệu chứng như:

– Ợ hơi, ợ chua, ợ nóng

– Buồn nôn, nôn

– Đau bụng vùng thượng vị

– Ho kéo dài

– Ăn uống khó nuốt

– Tiết nhiều nước bọt

– Khàn giọng…

Xử lý trào ngược dạ dày tại nhà hiệu quả

Ợ hơi, ợ chua, ở nóng có thể đi kiềm với cảm giác đắng miệng

Trường hợp trào ngược dạ dày tiếp diễn trong thời gian dài không được điều trị có thể gây tổn thương nghiêm trọng đến các cơ quan thanh quản, thực quản, miệng…. Tuy nhiên, bệnh cũng có thể được kiểm soát hiệu quả nhờ những phương pháp đơn giản tại nhà, khi triệu chứng mới ở giai đoạn khởi phát.

Cần lưu ý cách xử lý này chỉ áp dụng cho mức độ triệu chứng nhẹ, nhằm thuyên giảm những khó chịu tức thời. Người bệnh vẫn cần đến thăm khám chuyên khoa tại cơ sở y tế để được chẩn đoán – điều trị chính xác. 

2. Xử lý trào ngược dạ dày tại nhà như thế nào?

2.1 Áp dụng phương pháp dân gian xử lý trào ngược dạ dày

Sử dụng gừng

Khác với suy nghĩ thông thường rằng gừng có tính nóng có thể khiến triệu chứng bệnh trở nên trầm trọng hơn, thực tế các chất methadone, tecpen trong gừng đã được chứng minh có tác dụng trung hòa axit dạ dày. Người bệnh có thể uống trà gừng, hỗn hợp gừng ngâm mật ong hay đơn giản là thêm gừng tươi vào chế biến cùng các món ăn hàng ngày để cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày. Song vẫn cần lưu ý sử dụng với lượng vừa phải nhằm tránh nguy cơ nóng trong người. 

Sử dụng nghệ

Với hàm lượng cao curcumin, nghệ được biết đến là gia vị – vị thuốc có khả năng kháng khuẩn và chống viêm tuyệt vời. Đồng thời cũng giúp trung hoà axit và đẩy nhanh quá trình làm lành các tổn thương viêm loét tại dạ dày – thực quản. Uống trực ép nghệ tươi hay kết hợp tinh bột nghệ với mật ong đều là các bài thuốc được áp dụng rộng rãi và đạt hiệu quả cao.

Tìm hiểu thêm: Bị táo bón kiêng ăn gì?

Xử lý trào ngược dạ dày tại nhà hiệu quả

Lưu ý cần sử dụng nghệ vừa đủ vì sử dụng quá nhiều có thể làm chậm j quá trình đông máu và dẫn đến chảy máu.

Sử dụng mật ong

Người bệnh có thể uống mật ong ngâm gừng tươi/ nghệ tươi/ nha đam… hay có thể chỉ pha mật ong với nước ấm để sử dụng hàng ngày. Các hoạt chất trong mật ong sẽ giúp cân bằng độ pH trong môi trường dạ dày, trung hòa axit dư thừa và hỗ trợ giảm viêm, tái tạo vết thương. 

Sử dụng nha đam

Các hoạt chất có trong nha đam như acemannan, glycoprotein và arabinose… có công dụng kháng khuẩn, chống viêm, giảm đau và ngăn ngừa các tác nhân gây bệnh trào ngược dạ dày. Bệnh nhân có thể uống trực tiếp nước ép từ phần thịt nha đam hoặc nấu chè nha đam để dễ dàng sử dụng.

Sử dụng Lá trầu không

Lá trầu không chứa các chất chống oxy hóa. Người bệnh có thể nhai sống lá trầu non hoặc uống nước hãm từ lá trầu không để hỗ trợ kiểm soát axit dạ dày, đồng thời làm lành những vết viêm loét.

Sử dụng lá mơ lông

Lá mơ lông chứa vitamin C, protein, tinh dầu… có khả năng làm giảm tình trạng viêm sưng tại niêm mạc do trào ngược. Trong điều trị bệnh, lá mơ lông có thể được dùng ăn như rau sống, xay lấy nước, hấp cách thủy hay kết hợp trong các món ăn mà vẫn đảm bảo giá trị trong hỗ trợ điều trị bệnh.

2.2 Xử lý trào ngược dạ dày hiệu quả nhờ thay đổi lối sống

Bên cạnh sử dụng các thực phẩm, vị thuốc dân gian, người bệnh cũng cần kết hợp thay đổi thói quen sinh hoạt để tránh làm tăng nặng tình trạng bệnh và hình thành tổn thương mới. Những điều cần lưu ý có thể kể đến như:

Không hút thuốc lá

Hút thuốc lá có hại cho hầu hết các bộ phận của cơ thể bao gồm cả dạ dày – thực quản. Người hút thuốc trong thời gian dài, cơ vòng thực quản dưới thường bị suy yếu, làm giảm khả năng ngăn chặn dịch vị dạ dày chảy ngược lên thực quản. Bỏ thuốc là cần thiết để giảm áp lực lên thực quản, hạn chế trào ngược dạ dày và giúp dạ dày hoạt động khỏe mạnh.

Hạn chế sử dụng các chất có khả năng kích thích dạ dày

Các chất này có thể bao gồm: rượu, bia, cà phê, đồ ăn chua – cay – nóng, thực phẩm giàu chất béo như mỡ, bơ, sữa… Sử dụng các loại thức ăn này hàng ngày có thể gây ra tăng lượng  axit gây trào ngược và làm suy yếu cơ thắt thực quản ngăn dịch dạ dày trào ngược. 

Duy trì cân nặng hợp lý

Có thể bạn chưa biết, đối với những người béo phì, mỡ ở vùng bụng có thể gây áp lực lên dạ dày. Điều này có thể khiến cơ thực quản gặp khó khăn khi đẩy thức ăn xuống, đồng thời khiến dịch vị dạ dày bị đẩy ngược lên trên. Do đó quản lý tốt cân nặng là cần thiết để hạn chế tình trạng bị trào ngược dạ dày thực quản.

Nằm gối cao

Các nghiên cứu chỉ ra, trào ngược dạ dày ngoài xảy ra ở thời điểm ăn, sau ăn còn có thể xuất hiện ngay trong khi ngủ. Để khắc phục tình trạng này, người bệnh nên chọn tư thế nằm ngửa khi ngủ kết hợp với kê cao gối đầu. Tuy nhiên, nếu nằm ngửa khiến bạn cảm thấy không thoải mái, hãy nằm nghiêng sang bên trái. Lúc này, dạ dày và tuyến tụy ở vị trí tự nhiên thấp hơn thực quản, do đó có thể hạn chế trào ngược hiệu quả. Lý do chỉ nên nằm nghiêng bên trái mà không nằm nghiêng bên phải được lý giải do đây là tư thế có khả năng gây co thắt cơ thực quản dẫn đến trào ngược dạ dày.  

Xử lý trào ngược dạ dày tại nhà hiệu quả

>>>>>Xem thêm: Có nguy cơ gì nếu bạn không điều trị viêm loét đại tràng?

Xử lý trào ngược dạ dày bằng cách kê gối cao khi ngủ

Sử dụng các mẹo dân gian kết hợp với điều chỉnh lối sống có thể hỗ trợ xử lý hiệu quả tình trạng trào ngược dạ dày ở giai đoạn sớm. Tuy nhiên nếu ở mức độ nặng hơn, người bệnh cần được can thiệp y tế và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Hệ thống y tế Thu Cúc TCI với mũi nhọn là Chuyên khoa Tiêu hóa là địa chỉ uy tín giúp chẩn đoán, điều trị hiệu quả các bệnh lý tiêu hóa từ đơn giản đến phức tạp. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến bệnh trào ngược dạ dày, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 1900 5588 92 nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *