Sốc phản vệ do thái 1 củ hành, nam thanh niên ở Phú Thọ nguy kịch

Theo thông tin từ phía Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (tỉnh Phú Thọ) xác nhận, cách đây hơn chục ngày bệnh viện có tiếp nhận một bệnh nhân là nam, 25 tuổi, thường trú tại tỉnh Phú Thọ. Anh này đã phải phải nhập viện cấp cứu sau khi thái hành củ để chuẩn bị cho bữa tối.

Nam thanh niên sốc phản vệ do thái hành
Nam thanh niên sốc phản vệ do thái hành

Bệnh nhân bị sốc phản vệ do thái hành

Để chuẩn bị cho bữa tối, nam thanh niên này đã thái một củ hành. Sau khoảng 10 phút thái hành, anh bắt đầu có biểu hiện bị sưng nề ở mặt và mắt. Tình trạng ngày càng tăng nặng khi bệnh nhân bắt đầu cảm thấy tức ngực, khó thở. Ngay lập tức, gia đình đã đưa anh đến bệnh viện đa khoa tỉnh để cấp cứu.

Qua thăm khám, các bác sĩ tại bệnh viện đã chẩn đoán bệnh nhân bị sốc phản vệ nặng và nhanh chóng cấp cứu theo phác đồ. Sau khi được tiêm adrenaline đường bắp, nam thanh niên đã bớt khó thở nhưng 2 mắt và mặt thì vẫn sưng nề. Được các bác sĩ tích cực cấp cứu, khoảng 20 phút sau, sức khỏe bệnh nhân đã dần ổn định. Anh được chuyển sang khoa khoa Hồi sức cấp cứu để điều trị và chăm sóc.

Nhận biết dấu hiệu sốc phản vệ

Theo bác sĩ Sùng Đức Long  (Giám đốc Trung tâm Cấp cứu 115, Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương) thì việc bệnh nhân bị dị ứng và sốc phản vệ khi thái hành là cực kỳ hiếm gặp. Tuy nhiên, điều này còn tùy vào thể trạng mỗi người và chúng ta có thể bị sốc phản vệ tại bất cứ thời điểm nào lúc nào với nhiều nguyên nhân khác nhau.

Nếu bị sốc phản vệ, nạn nhân sẽ phải đối mặt với hậu quả vô cùng nguy hiểm và cần phải được cấp cứu kịp thời. Bác sĩ Long cũng khuyến cáo người dân nếu nhận thấy cơ thể xuất hiện những dấu hiệu bất thường sau khi bị ong, kiến đốt, hay sau khi tiếp xúc với các dị nguyên như: tiêm, uống thuốc, ăn một số loại thực phẩm…, thì cần đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ cấp cứu kịp thời.

Những dấu hiệu của sốc phản vệ mà bạn cần biết là: bồn chồn, hốt hoảng, khó thở, thanh khí quản bị phù nề, suy tim cấp, nhịp tim đập nhanh, truỵ mạch, tay chân lạnh… Thời gian diễn biến sốc phản vệ có thể kéo dài từ vài giây cho đến nửa tiếng, nếu tốc độ càng nhanh thì càng nguy hiểm. 

Một số mẹo để không bị cay mắt khi cắt hành

Trong hành có chất gọi là S-oxit propanethion, đây chính là thủ phạm khiến chúng ta chảy nước mắt (Lachrymatory Factor – LF) khi thái hành. Bởi vì, khi thái hành, các tế bào trong củ hành sẽ bị phá vỡ và bắn tung toé ra xung quanh. Mắt chúng ta khi tiếp xúc với các tế bào này sẽ bị kích thích gây chảy nước mắt, thậm chí thấy cay xè mắt. Để cải thiện tình trạng này, mọi người có thể áp dụng một số mẹo nhỏ sau: 

  1. Nhúng ướt dao và hành trước khi cắt hoặc có thể cắt trong nước. Nước sẽ khiến một lượng lớaxit lưu hn uỳnh bị hòa tan trước khi tiếp xúc với mắt, nó giúp hạn chế được lượng khí tạo thành axit sulfuric và giúp mắt đỡ cay hơn rất nhiều.
  2. Để lạnh hành trước khi cắt cũng là mẹo hay, nó khiến các cấu trúc tế bào của hành chậm phản ứng hơn từ đó đỡ cay mắt hơn. Bạn có thể bỏ hành vào trong tủ lạnh khoảng 20 phút trước khi đem thái là được.
  3. Chú ý phần gốc của củ hành do lưu huỳnh phần này là nhiều nhất. Chỉ cần bạn để gốc hành trong nước và cắt thì phần còn lại không còn lo lắng gì nữa.
  4. Dùng quạt thổi gió hướng ngược lại với mình để các hạt gây cay bị thổi bay cũng là cách có thể áp dụng để tránh tình trạng bị cay mắt khi cắt hành.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *