Nhiều phụ nữ mang bầu lựa chọn liệu pháp tiêm phòng cúm, tuy nhiên họ vẫn chưa thực sự an tâm với việc tiêm phòng này có an toàn cho thai nhi hay không? Cùng đi tìm lời giải đáp này trong bài viết dưới đây!
Tiêm phòng cúm khi mang thai
Tiêm phòng cúm khi mang thai có an toàn không?
Có, không chỉ an toàn mà còn có thể cứu sống bạn hoặc em bé của bạn. Các Trung tâm Kiểm soát Bệnh, Đại học về Sản phụ Khoa Mỹ, Trường Cao đẳng của Y tá – Nữ hộ sinh Mỹ, Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ và nhiều tổ chức khác đều khuyên các phụ nữ đang mang bầu nên tiêm phòng cúm.
Lý do là vì nếu mắc bệnh cúm trong khi đang mang thai, bạn sẽ để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng hơn. Mối quan tâm lớn nhất là viêm phổi, là căn bệnh có khả năng đe dọa tính mạng, làm tăng nguy cơ sinh non. Bạn cũng có nguy cơ cao bị biến chứng liên quan đến cúm trong giai đoạn sau sinh.
Hơn nữa, có bằng chứng cho thấy tiêm phòng cúm trong thai kỳ sẽ bảo vệ em bé vài tháng sau khi sinh vì em bé có thể nhận được một số kháng thể từ bạn trong thời kỳ mang bầu. Và nếu bạn đã có miễn dịch sau tiêm phòng, trẻ sơ sinh sẽ ít có khả năng bị phơi nhiễm với cúm.
Bảo vệ trẻ sơ sinh của mình là điều đặc biệt quan trọng vì trẻ sơ sinh bị cúm thường có nguy cơ mắc bệnh nặng nhưng không thể tiêm phòng cho đến khi trẻ ít nhất 6 tháng tuổi. (Vì vậy hãy đảm bảo các thành viên khác trong gia đình cũng được chủng ngừa.)
Khi nào cần tiêm phòng cúm?
Bạn cần tiêm phòng cúm hàng năm (ngay cả khi đã tiêm một năm trước) bởi vì mỗi năm có nhiều chủng cúm khác nhau.
Tiêm phòng bệnh cúm sử dụng vắc xin là virus đã được bất hoạt (chết). Bà bầu không nên chủng ngừa vắc xin bằng xịt mũi (FluMist), nó là một vi rút còn sống nhưng yếu. Trên thực tế, thuốc dạng xịt mũi không còn được khuyến cáo dùng cho bất kỳ ai vì những lo ngại về hiệu quả của nó.
Tiêm phòng cúm ngay khi có thể, bất kể bạn đang ở trong giai đoạn thai kỳ nào. Bạn có thể được tiêm bởi bác sĩ trong một cuộc thăm khám trước sinh và nhiều hiệu thuốc cũng cung cấp các mũi chích ngừa cúm. Hoặc bạn hoàn toàn có thể gọi đến sở y tế địa phương để tìm nơi thực hiện tiêm phòng.
Tốt nhất là bạn nên tiêm phòng cúm ngay khi có thể vào mùa thu, như thế bạn sẽ được bảo vệ trước khi mùa cúm bắt đầu. (Phải mất khoảng hai tuần sau khi tiêm phòng cơ thể bạn mới tạo ra các kháng thể). Nhưng nếu bạn bỏ lỡ cơ hội tiêm vào mùa thu, bạn vẫn nên chủng ngừa sau đó vì mùa cúm có thể kéo dài nhiều tháng.
Dưới đây là một vài biện pháp phòng ngừa:
- Nếu bạn bị ốm, có hoặc không sốt, hãy hỏi bác sĩ xem có nên đợi cho đến khi hết các triệu chứng rồi mới thực hiện tiêm phòng cúm hay không.
- Không tiêm phòng nếu bạn đã từng bị phản ứng dị ứng trầm trọng với thuốc chích ngừa cúm.
- Nếu bạn dị ứng với trứng nhưng chỉ phát ban sau khi phơi nhiễm, thì vẫn có thể tiêm phòng cúm. Nếu có phản ứng nghiêm trọng hơn, bạn có thể chủng ngừa dưới sự giám sát y tế (trứng thường được sử dụng là môi trường nuôi virus trong vắc xin).
- Báo cho bác sĩ của bạn biết bạn nếu bạn đã mắc hội chứng Guillain-Barré, một rối loạn hệ thống miễn dịch hiếm gặp.
Một số bà mẹ tương lai lo ngại về việc chất bảo quản thimerosal được sử dụng trong một số vắc xin cúm. Được biết, CDC không phát hiện thấy bằng chứng thuyết phục về tác hại do tiếp xúc với chất bảo quản này trong vắc xin và cả CDC và ACOG đều nói rằng lợi ích của vắc xin phòng ngừa bệnh cúm vượt xa so với nguy cơ lý thuyết về phơi nhiễm thimerosal.
Tuy nhiên, bạn có thể yêu cầu vắc-xin cúm không chứa thimerosal, hiện đang được cung cấp phổ biến rộng rãi hơn so với trong quá khứ.