Mắc sốt xuất huyết rồi thì có mắc lại không?

Hiện nay, số ca mắc sốt xuất huyết ngày càng tăng cao. Sốt xuất huyết có thể dẫn đến tình trạng nguy hiểm và cần được chẩn đoán và điều trị bởi các chuyên gia y tế.

Mắc sốt xuất huyết rồi thì có mắc lại không?

Ca mắc sốt xuất huyết tăng cao, người dân không nên chủ quan

Trung bình mỗi ngày, Trung tâm Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Bạch Mai) tiếp nhận từ 10-20 ca sốt xuất huyết, đây là những ca nặng. Trong số các bệnh nhân nhập viện, có khoảng 5-10% bệnh nhân có biểu hiện nặng cần truyền tiểu cầu hoặc phải điều trị chống sốc, dùng các dung dịch cao phân tử. Còn lại, các bệnh nhân chủ yếu dùng các thuốc thông thường theo đúng phác đồ của Bộ Y tế: truyền dịch, dùng thuốc hạ sốt, điều trị triệu chứng…

Bệnh nhân thường nhập viện vào ngày thứ 4-5 sau khi phát bệnh với các dấu hiệu:

  •  Chân tay lạnh
  • Mạch nhanh
  • Tiểu ít
  • Đau tức bụng vùng gan
  •  Chảy máu cam, chảy máu chân răng, rong kinh ở phụ nữ, xuất huyết nội tạng…

Sau khi điều trị theo phác đồ, bệnh nhân sẽ dần hồi phục. Từ ngày 7-8, tiểu cầu tăng trở lại, bệnh nhân hết sốt, có biểu hiện ăn ngon, không còn dấu hiệu thoát huyết tương hoặc cô đặc máu. Sau khoảng 1 tuần bệnh nhân sẽ ổn định và ra viện.

Một số trường hợp cảnh báo trên những người mắc các bệnh nền như các bệnh lý tim mạch, hô hấp, bệnh lý suy giảm miễn dịch, khối u… việc điều trị sốt xuất huyết sẽ khó khăn hơn. Vì vậy khi có dấu hiệu nghi ngờ, người dân nên đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán sốt xuất huyết, nhất là trong bối cảnh bệnh sốt xuất huyết có thể chẩn đoán nhầm với nhiều bệnh lý khác như COVID-19, sốt do viêm phế quản, cúm…

Điều trị sốt xuất huyết tại nhà như thế nào?

Người bệnh khi mắc sốt xuất huyết không nên quá lo lắng. Những ngày đầu, bệnh nhân có thể điều trị tại nhà theo hướng dẫn của nhân viên y tế, đặc biệt lưu ý vào ngày thứ 5 trở đi vì lúc này có thể gặp trường hợp máu cô đặc và tiểu cầu hạ.

Trong giai đoạn đầu khi bạn phát hiện có triệu chứng có thể thực hiện các biện pháp sau tại nhà để giảm nhẹ triệu chứng:

Nghỉ ngơi và duy trì thể trạng: Nghỉ ngơi là quan trọng để cơ thể có thể chiến đấu với bệnh. Uống đủ nước và duy trì sự cân đối về thể trạng.

Sử dụng thuốc hạ sốt: Sử dụng paracetamol (acetaminophen) để giảm sốt và đau. Hạn chế việc sử dụng ibuprofen và aspirin, vì chúng có thể gây ra biến chứng trong trường hợp sốt xuất huyết.

Uống nhiều nước: Duy trì sự cung cấp nước cho cơ thể rất quan trọng. Uống nước, nước trái cây, nước lọc và nước muối oralyte (được bán tại các cửa hàng thuốc) để tránh tình trạng mất nước và điện giải.

Kiểm tra và giám sát triệu chứng: Theo dõi triệu chứng của bạn. Nếu triệu chứng trở nên nặng hơn, hoặc nếu bạn cảm thấy yếu đuối, chói mắt, ngất xỉu, hoặc xuất hiện dấu hiệu nghiêm trọng khác, bạn nên tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức.

Lưu ý rằng, sốt xuất huyết có thể dẫn đến tình trạng nguy hiểm và cần được chẩn đoán và điều trị bởi các chuyên gia y tế. Nếu bạn hoặc người thân của bạn bị nghi ngờ mắc sốt xuất huyết, hãy liên hệ với bác sĩ hoặc điều trị tại cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và điều trị chính xác.

sot xuat huyet 2
Nhiều bệnh nhân sốt xuất huyết nhập viện khi tình trạng đã nặng

Mắc sốt xuất huyết rồi có mắc lại không?

Bệnh nhân sốt xuất huyết có thể nhiễm 1 trong 4 loại huyết thanh. Vì vậy, sau này người bệnh vẫn có thể bị nhiễm lại loại huyết thanh khác. Hơn nữa, sốt xuất huyết chưa có vaccine phòng bệnh. Người dân cần lưu ý, ai cũng có thể mắc sốt xuất huyết và bị sốt xuất huyết rồi vẫn có thể mắc lại.

Người dân cần phòng bệnh bằng các cách không đặc hiệu như nằm màn, dùng kem tránh muỗi đốt, diệt loăng quăng bọ gậy, xử lý các vật dụng chứa nước hoặc quanh nhà… để không tạo điều kiện cho muỗi đẻ trứng và phát triển.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *