Bà bầu bị nhiễm HIV, điều gì sẽ xảy ra sau khi sinh con?

Dương tính với HIV có thể khiến bạn có nguy cơ cao bị trầm cảm sau sinh (PPD).

Bà bầu bị nhiễm HIV, điều gì sẽ xảy ra sau khi sinh con?
Bà bầu bị nhiễm HIV, điều gì sẽ xảy ra sau khi sinh con?

Điều gì sẽ xảy ra nếu bà bầu không dùng thuốc kháng HIV?

Giống như hầu hết các bà mẹ mới, bạn có thể sẽ rất mệt mỏi, nên rất dễ quên uống thuốc. Nhưng đối với bất kỳ phụ nữ dương tính với HIV, thì việc ngừng điều trị có thể có tác động lâu dài đến sức khoẻ. Ngừng thuốc HIV làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, ung thư và kháng thuốc.

Mặc dù có thể khó, nhưng điều quan trọng là phải uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Thiếu một liều hoặc uống thuốc không đúng thời điểm có nghĩa là tình trạng của bạn có thể trở nên tồi tệ hơn, dẫn đến có ít lựa chọn điều trị hơn trong tương lai.

Bạn cũng có thể mắc hội chứng buồn chán, trầm cảm trong vài ngày đầu sau sinh, vì vậy đừng ngạc nhiên nếu cảm thấy mình trở nên nhạy cảm hoặc hay khóc. Nhưng nếu không thể vượt qua những cảm xúc đó, hoặc nếu bạn cảm thấy lúc nào cũng buồn, lo lắng hay thất vọng, hãy nói chuyện với bác sĩ của mình.

Dương tính với HIV có thể khiến bạn có nguy cơ cao bị trầm cảm sau sinh (PPD). PPD là một căn bệnh nghiêm trọng ảnh hưởng đến cách bạn chăm sóc cho em bé và chính bản thân mình. Trầm cảm sau sinh cũng có thể khiến bạn khó nhớ thuốc hoặc đến khám đầy đủ các cuộc hẹn với bác sĩ.

Sau sinh tôi sẽ được chăm sóc như nào?

Bạn sẽ nhận được rất nhiều sự hỗ trợ từ đội ngũ chăm sóc sức khoẻ cho bạn sau khi sinh. Bác sĩ sản khoa (ob-gyn) và bác sĩ điều trị HIV sẽ kiểm soát sức khoẻ và thuốc của bạn. Nếu cần họ cũng có thể giới thiệu bạn với các chuyên gia về sức khoẻ tâm thần.

Bác sĩ cũng có thể kết nối bạn với một nhân viên xã hội hoặc chương trình bệnh viện để giúp bạn nhận được các dịch vụ như:

  • Tư vấn đồng cảnh (tư vấn và hỗ trợ từ một người mẹ khác cũng bị nhiễm HIV)
  • Chăm sóc trẻ em
  • Hỗ trợ nhà ở, thực phẩm và vận chuyển
  • Tư vấn pháp lý

Em bé cũng cần được chăm sóc có kế hoạch và phối hợp với một chuyên gia để giúp đảm bảo bé không bị nhiễm HIV.

Sau khi sinh bao lâu thì tôi phải sử dụng biện pháp tránh thai?

Có thể vẫn còn quá sớm để suy nghĩ về việc tránh thai nếu bạn vừa mới sinh em bé, nhưng bạn vẫn có thể thụ thai sớm hơn mình nghĩ – ngay cả trước khi có chu kỳ. Sử dụng biện pháp tránh thai ngay khi bắt đầu quan hệ lại sau sinh.

Hầu hết phụ nữ tiếp tục quan hệ tình dục từ 6 đến 8 tuần sau sinh. Nếu bạn nghĩ mình có thể sinh hoạt tình dục sớm hơn, hãy nói chuyện với bác sĩ về việc ngừa thai trước khi rời khỏi bệnh viện.

Ngay cả khi bạn hy vọng có thêm con nữa trong tương lai, hãy cố gắng thụ thai cách nhau 18 tháng trở lên, đây cũng là khoảng thời gian thường được khuyến cáo cho tất cả phụ nữ. Điều này giúp cơ thể bạn có thời gian phục hồi từ lần mang thai trước và chuẩn bị cho lần kế tiếp. Lên kế hoạch mang thai cũng có nghĩa là bạn có thể cần điều chỉnh sự chăm sóc và thuốc uống trước khi thụ thai. Điều này mang lại cho con cơ hội tốt nhất để khỏe mạnh.

Phương pháp ngừa thai nào hiệu quả nhất?

Bao cao su bảo vệ bạn khỏi các bệnh lây truyền qua đường tình dục và lây HIV sang người bạn đời của mình, nhưng chúng có thể không đáng tin cậy tuyệt đối nếu muốn tránh thai. Cách tiếp cận an toàn nhất là sử dụng bao cao su kết hợp với một phương pháp ngừa thai hiệu quả lâu dài khác, chẳng hạn như đặt vòng tử cung. Thuốc viên hay tiêm cũng có thể là lựa chọn tốt cho một số phụ nữ.

Sức khỏe về lâu dài sẽ như nào?

Hiện tại chưa có phương pháp chữa khỏi HIV. Tuy nhiên, liệu pháp kháng retrovirus (ART) có thể kiểm soát virus và làm chậm lại sự phát triển thành AIDS.

Nếu bạn và người bạn đời lên kế hoạch có con khác, bạn sẽ mang lại cho gia đình và đứa con trong tương lai sự khởi đầu tốt nhất có thể nếu bạn:

  • Tuân thủ nghiêm ngặt việc uống thuốc điều trị HIV để ngăn chặn vi rút và ngăn chặn phát triển tình trạng kháng thuốc.
  • Sinh hoạt tình dục an toàn và sử dụng biện pháp tránh thai thích hợp cho đến khi bạn chuẩn bị đầy đủ để có một thai kỳ tốt nhất có thể.
  • Ăn kiêng và tập thể dục thường xuyên.

Nói chuyện với bác sĩ về kế hoạch sinh em bé nữa và chăm sóc tiền sản ở những lần khám sức khoẻ định kỳ. Hãy nhớ rằng, sinh hoạt tình dục không dùng biện pháp bảo vệ có thể lây truyền HIV sang người bạn đời của mình. Bảo vệ bạn đời bằng cách sử dụng phương pháp hỗ trợ thụ thai.

Nếu anh ta cũng nhiễm HIV, thì sử dụng tinh trùng được hiến tặng là an toàn nhất, mặc dù có thể có các lựa chọn khác. Để tìm ra những phương pháp tốt nhất, hãy nói chuyện với một nhà cung cấp dịch vụ y tế có kinh nghiệm trong việc kế hoạch hóa gia đình cho các cặp vợ chồng nhiễm HIV.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *