Bệnh sốt tinh hồng nhiệt ở trẻ nhỏ

Bệnh sốt tinh hồng nhiệt xuất hiện ở trẻ từ 5-15 tuổi, hiếm khi xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi. Ngày nay, bệnh có thể điều trị bằng kháng sinh và ít nguy hiểm hơn so với trước đây.

Bệnh sốt tinh hồng nhiệt ở trẻ nhỏ
Bệnh sốt tinh hồng nhiệt ở trẻ nhỏ

Sốt tinh hồng nhiệt là bệnh gì?

Sốt tinh hồng nhiệt (scarlatina) từng là một trong những căn bệnh nguy hiểm và nghiêm trọng nhất ở lứa tuổi thơ ấu. Ngày nay, bệnh có thể điều trị bằng kháng sinh và ít nguy hiểm hơn so với trước đây. Hầu hết bệnh này xuất hiện ở trẻ từ 5 đến 15 tuổi, và rất hiếm khi xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi.

Nguyên nhân gây sốt tinh hồng nhiệt

Bệnh sốt tinh hồng nhiệt về cơ bản là tình trạng viêm họng do liên cầu khuẩn strep kèm theo phát ban. Nó bắt đầu giống tình trạng nhiễm khuẩn đường hô hấp trên do vi khuẩn Streptococcus loại A – chính là loại vi khuẩn gây viêm họng và một số bệnh về nhiễm trùng da. Vi khuẩn này sau đó sẽ giải phóng ra một độc tố gây phát ban.

Nếu bé bị sốt tinh hồng nhiệt, có lẽ bé đã bị nhiễm strep từ một đứa trẻ khác – từ nước miếng từ miệng do dùng chung cốc, ly, dụng cụ hoặc chạm vào vật gì đó mà trẻ bị bệnh đã dùng như đồ chơi hoặc khăn lau.

Mặc dù rất hiếm nhưng sốt tinh hồng nhiệt cũng có thể phát triển từ một bệnh viêm da do vi khuẩn strep như chốc lở, trong trường hợp này bé sẽ không bị đau họng.

Triệu chứng của bệnh sốt tinh hồng nhiệt

Sốt tinh hồng nhiệt thường bắt đầu với tình trạng đau họng, đau đầu và sốt từ 38,4 độ trở lên.

Giai đoạn đầu mới bị nhiễm bệnh, lưỡi của bé có thể có một lớp phủ màu trắng hoặc vàng (sau đó có thể chuyển sang đỏ). Các nốt trên lưỡi có thể xuất hiện to hơn bình thường, tình trạng này gọi là lưỡi dâu tây.

Amidan và cổ họng cũng có thể bị phủ hoặc có màu đỏ và sưng lên. Mặc dù khuôn mặt bé có thể sẽ đỏ bừng bừng, nhưng vùng quanh miệng lại nhợt nhạt. Các triệu chứng khác bao gồm: ớn lạnh, đau nhức, ăn mất ngon, sưng hạch, buồn nôn, đau bụng và nôn.

Phát ban thường xảy ra vào ngày thứ 2 và kéo dài khoảng từ 2 đến 5 ngày. Nó bắt đầu với một khối đốm màu đỏ trên đầu, cổ và lan đến mình, sau đó là chân tay. Các nốt ban nổi cộm lên như giấy nhám và có thể gây ngứa.

Ban đôi khi tạo thành các vệt đỏ, được gọi là đường Pastia, trong các vùng nếp gấp trên cơ thể, đặc biệt là ở dưới nách, trong khửu tay và háng. Khi phát ban bớt đi, da của bé có thể bị lột ra, đặc biệt là ở tay, bàn chân và ở vùng háng.

Cách điều trị

Nếu bác sĩ nghi ngờ bé bị sốt tinh hồng nhiệt hoặc một loại nhiễm khuẩn strep khác, họ sẽ tiến hành phết họng và xét nghiệm để chẩn đoán. Bác sĩ sẽ đưa một miếng phết vào cổ họng và lấy mẫu vi khuẩn, sau đó bác sĩ sẽ kê một đơn thuốc kháng sinh cho bé.

Khi được điều trị, quá trình phục hồi sẽ diễn ra khá nhanh, mặc dù phát ban có thể bị trong vài ngày và có thể mất vài tuần amidan và tình trạng sưng hạch mới trở lại bình thường.

Nếu không được điều trị, nhiễm trùng strep có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, bao gồm áp xe họng hoặc thấp khớp (hiếm gặp), có thể gây ra các vấn đề về tim lâu dài. Vì vậy, hãy đảm bảo bé được dùng kháng sinh càng sớm càng tốt, và dùng hết liệu trình như bác sĩ kê để tình trạng viêm nhiễm không tái phát.

Mặc dù có thể bị viêm họng do strep nhiều lần nhưng hiếm khi bị bệnh ban đỏ nhiều hơn một lần.

Làm sao để giúp bé thoải mái hơn khi bị bệnh?

  • Cho bé uống acetaminophen hoặc ibuprofen (nếu bé từ 6 tháng tuổi trở lên) để đỡ khó chịu và hạ sốt. (Không bao giờ cho trẻ em uống aspirin. Thuốc này có thể gây ra hội chứng Reye, một căn bệnh hiếm gặp nhưng đe dọa tính mạng).
  • Cho trẻ ăn các loại thức ăn mềm hoặc lỏng như súp, kem và sữa. Nếu cổ họng của bé quá đau, thì việc nuốt cũng có thể gây đau đớn. Các loại thực phẩm ấm và lạnh có thể hấp dẫn bé. Bạn có thể pha một ít mật ong với trà ấm (nếu bé trên 1 tuổi) cho bé uống để làm dịu cổ họng bé. Đừng cho bé uống mật ong khi chưa được 1 tuổi vì nó có thể gây ngộ độc thực phẩm được gọi là chứng ngộ độc ở trẻ sơ sinh.
  • Sử dụng máy làm phun sương làm ẩm để giúp cổ họng bớt khô và đau. Nhưng chắc chắn phải làm sạch thiết bị theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất để không phát tán vi khuẩn ra ngoài không khí.
  • Đảm bảo bé được nghỉ ngơi và uống nhiều chất lỏng.

Khi nào nên gọi cho bác sĩ?

Gọi cho bác sĩ ngay nếu trẻ bị đau họng và nổi ban hoặc có bất cứ triệu chứng nào khác của bệnh ban đỏ hoặc viên họng do strep (sốt, sưng hạch, có các mảng trắng trên amidan và phía sau họng)

Nếu bé đã được chẩn đoán bị ban đỏ, hãy gọi cho bác sĩ nếu bé vẫn sốt và xuất hiện các triệu chứng khác sau khi đã uống kháng sinh được 24 giờ.

Bệnh sốt tinh hồng nhiệt có lây không?

Bệnh sốt tinh hồng nhiệt không lây nhưng vi khuẩn strep gây viêm họng thì có. Tuy nhiên bé sẽ không lây bệnh sau khi đã dùng kháng sinh 24 giờ.

Trong vòng 24 giờ đầu, để riêng các dụng cụ như cốc uống nước, bàn chải đánh răng, ga trải giường và khăn tắm của bé để các thành viên khác trong gia đình không chạm vào và làm sạch chúng bằng xà phòng và nước nóng.

Các thành viên khác trong gia đình hoặc những người chăm sóc bé nên kiểm tra xem có bị nhiễm strep hay không nếu họ bị viêm họng – cho dù họ có bị phát ban hay không. (Bạn có thể mang vi khuẩn strep ngay cả khi không có triệu chứng gì). Ngoài ra yêu cầu mọi người phải rửa tay thường xuyên.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *