Biện pháp tránh thai làm tăng nguy cơ nhiễm nấm âm đạo?

Những biện pháp tránh thai này phá vỡ sự cân bằng tự nhiên của estrogen và progesterone trong cơ thể phụ nữ, tạo điều kiện cho nấm men phát triển quá mức.

Biện pháp tránh thai làm tăng nguy cơ nhiễm nấm âm đạo?
Biện pháp tránh thai làm tăng nguy cơ nhiễm nấm âm đạo?

Nội dung chính của bài viết

  • Lượng hormone trong các biện pháp tránh thai làm đảo trộn sự cân bằng nội tiết tố tự nhiên trong cơ thể, tạo môi trường thuận lợi cho nấm phát triển.
  • Ngoài ra, thói quen ngủ không đủ giấc, ăn quá nhiều đường, không thay băng vệ sinh thường xuyên, mặt quần bó sát… cũng làm tăng nguy cơ bị nấm âm đạo.
  • Yếu tố tâm lý hay sử dụng thuốc kháng sinh, hoặc khi mang thai cũng là những nhân tố góp phần làm tăng nguy cơ nhiễm nấm âm đạo.
  • Có thể làm giảm các triệu chứng nhiễm nấm âm đạo bằng một số loại thuốc không kê đơn. Đa phần thì bệnh sẽ khỏi sau từ một đến hai tuần điều trị.
  • Nếu các triệu chứng nhiễm nấm âm đạo không hết sau 7 ngày sử dụng thuốc không kê đơn thì cần đi khám bác sĩ để được kiểm tra và kê thuốc.

Các biện pháp tránh thai và nhiễm nấm âm đạo

Các biện pháp tránh thai không trực tiếp gây nhiễm nấm âm đạo hay nhiễm trùng nấm men nhưng một số biện pháp tránh thai nội tiết có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh phụ khoa này. Nguyên nhân là do lượng hormone trong các biện pháp tránh thai làm đảo trộn sự cân bằng nội tiết tố tự nhiên trong cơ thể.

Lý do

Nhiều loại thuốc tránh thai đường uống, miếng dán tránh thai và vòng âm đạo có chứa cả hormone estrogen và progestin. Progestin là phiên bản tổng hợp của progesterone – một hormone sinh dục nữ được tạo ra tự nhiên trong buồng trứng.

Những biện pháp tránh thai này phá vỡ sự cân bằng tự nhiên của estrogen và progesterone trong cơ thể phụ nữ, tạo điều kiện cho nấm men phát triển quá mức.

Sự phát triển quá mức xảy ra khi Candida – một loại nấm men phổ biến trong âm đạo – tự bám vào estrogen. Điều này ngăn cơ thể sử dụng estrogen và cuối cùng làm giảm nồng độ estrogen. Đồng thời, nồng độ progesterone có thể tăng lên.

Đây là điều kiện vô cùng lý tưởng để nấm Candida và vi khuẩn có hại phát triển mạnh, dẫn đến nhiễm nấm âm đạo.

Những yếu tố nguy cơ khác

Một mình biện pháp tránh thai thường không đủ để gây nhiễm nấm mà còn có sự tham gia của một số yếu tố khác.

Những thói quen hàng ngày có thể làm tăng nguy cơ nhiễm nấm âm đạo gồm có:

  • Ngủ không đủ giấc
  • Ăn quá nhiều đường
  • Không thay băng vệ sinh hoặc tampon thường xuyên
  • Mặc quần bó sát, quần bằng chất liệu vải tổng hợp hoặc không thay quần khi bị ướt
  • Tiếp xúc với các sản phẩm chứa chất gây kích ứng, ví dụ như bột giặt, nước xả vải, xịt thơm vùng kín, băng vệ sinh và thuốc diệt tinh trùng
  • Sử dụng miếng xốp tránh thai

Ngoài ra còn có các yếu tố nguy cơ khác như:

  • Căng thẳng
  • Dùng thuốc kháng sinh
  • Hệ miễn dịch yếu
  • Đường huyết cao
  • Mất cân bằng nội tiết tố gần kỳ kinh nguyệt
  • Mang thai

Điều trị nhiễm nấm âm đạo

Có thể làm giảm các triệu chứng nhiễm nấm âm đạo bằng một số loại thuốc không kê đơn. Đa phần thì bệnh sẽ khỏi sau từ một đến hai tuần điều trị.

Nhưng ở những người có hệ miễn dịch suy yếu do còn mắc các bệnh khác hoặc bị nhiễm nấm nghiêm trọng thì quá trình điều trị sẽ lâu hơn.

Các loại thuốc bôi trị nấm không kê đơn thường có liều 1, 3 và 7 ngày. Liều 1 ngày có nồng độ mạnh nhất. Liều 3 ngày có nồng độ thấp hơn và liều 7 ngày có nồng độ thấp nhất.

Tốt nhất nên sử dụng liều 3 ngày. Nếu các triệu chứng kéo dài quá 7 ngày thì nên đi khám bác sĩ. Dù là bất cứ loại thuốc nào thì cũng phải sử dụng đủ liều, ngay cả khi không còn thấy các triệu chứng.

Các loại thuốc bôi trị nấm không kê đơn phổ biến:

  • clotrimazole
  • butoconazole
  • miconazole
  • tioconazole
  • terconazole

Các tác dụng phụ có thể xảy ra trong thời gian dùng thuốc gồm có nóng rát nhẹ, châm chích, ngứa, kích ứng, nổi nốt, da trở nên nhạy cảm và bong tróc.

Cần ngừng quan hệ tình dục trong thời gian sử dụng thuốc. Quan hệ trong quá trình điều trị sẽ làm nặng thêm các triệu chứng và hơn nữa, các loại thuốc trị nấm có thể làm hỏng bao cao su hoặc màng ngăn âm đạo.

Cũng không nên sử dụng tampon hay đưa bất cứ thứ gì vào âm đạo cho đến khi điều trị khỏi.

Khi nào cần đi khám?

Nếu các triệu chứng nhiễm nấm âm đạo không hết sau 7 ngày sử dụng thuốc không kê đơn thì cần đi khám bác sĩ để được kiểm tra và kê thuốc. Có thể sẽ cần dùng thuốc trị nấm đường uống, ví dụ như fluconazole để điều trị tình trạng nhiễm trùng một cách triệt để.

Các loại thuốc kháng sinh có thể tiêu diệt cả vi khuẩn có hại và vi khuẩn có lợi nên thường chỉ được sử dụng khi tất cả các phương pháp điều trị khác đều không hiệu quả.

Nếu bị nhiễm nấm mãn tính thì có thể sẽ phải ngừng các biện pháp tránh thai. Bác sĩ sẽ đưa ra kế hoạch để đưa cơ thể trở lại trạng thái cân bằng khỏe mạnh bình thường hoặc tư vấn các biện pháp tránh thai khác.

Trong những biện pháp tránh thai nội tiết hiện nay thì vòng âm đạo ít làm tăng nguy cơ nhiễm nấm nhất. Lý do là bởi vòng âm đạo có nồng độ hormone thấp hơn so với các biện pháp khác.

Nếu lo ngại về nguy cơ gặp phải những vấn đề không mong muốn thì có thể dùng các loại thuốc tránh thai liều thấp hoặc dùng thuốc tránh thai chỉ chứa progestin.

Ngoài ra, cũng nên đi khám bác sĩ nếu:

  • bị đau bụng
  • sốt
  • khí hư có mùi khó chịu
  • bị tiểu đường
  • bị nhiễm HIV/AIDS
  • đang mang thai hoặc cho con bú

Bao lâu thì khỏi?

Tình trạng nhiễm nấm âm đạo sẽ khỏi trong vòng một tuần, tùy thuộc vào phương pháp điều trị và đáp ứng của cơ thể với thuốc. Đôi khi, các triệu chứng có thể kéo dài trong thời gian lên đến 2 tuần nhưng nếu sau 7 ngày mà vẫn còn các triệu chứng thì cần đi khám bác sĩ.

Ngăn ngừa nhiễm nấm âm đạo

Một số thay đổi trong thói quen hàng ngày có thể giảm nguy cơ nhiễm nấm âm đạo.

Cụ thể:

  • Mặc đồ lót bằng cotton và mặc quần rộng rãi, thoáng mát
  • Thay đồ lót thường xuyên và giữ cho vùng kín luôn khô ráo
  • Giặt kỹ quần lót bằng nước để loại bỏ hết xà phòng
  • Không thụt rửa
  • Ăn các loại thực phẩm chứa men vi sinh như sữa chua
  • Thay tampon hoặc băng vệ sinh thường xuyên vào kỳ kinh nguyệt
  • Kiểm soát lượng đường trong máu khi bị tiểu đường.
  • Hạn chế đồ uống có cồn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *