Liệu vắc xin có thực sự hiệu quả?

Một số người thắc mắc rằng liệu có đúng là ngày nay một số người vẫn bị mắc bệnh mặc dù đã được tiêm phòng vắc xin (ví dụ như vắc xin sởi). Đó là sự thật, nhưng điều này không có nghĩa là vắc xin không hiệu quả mà chỉ là chúng không hiệu quả hoàn toàn.
Liệu vắc xin có thực sự hiệu quả?
Liệu vắc xin có thực sự hiệu quả?

Tại sao tiêm vắc xin vẫn bị nhiễm bệnh?

Trong trường hợp hiếm khi bùng phát dịch bệnh, một lượng người nhất định được tiêm phòng sẽ bị bệnh. Và vì số người đã được tiêm phòng nhiều hơn số người chưa được tiêm phòng nên số người đã miễn dịch mà vẫn bị mắc bệnh sẽ vẫn nhiều hơn nhiều hơn so với số người chưa được miễn dịch.

Để hiểu rõ hơn về trường hợp này, hãy tưởng tượng trường hợp bệnh sởi tấn công một trường học với 1.000 học sinh. Trong số 995 người đã được tiêm phòng có 10 người bị nhiễm bệnh, trong khi tất cả 5 người chưa được tiêm phòng đều bị nhiễm bệnh. Vì thế, mặc dù số học sinh đã được tiêm phòng nhưng vẫn mắc bệnh sởi là nhiều hơn, nhưng nguy cơ mắc bệnh sởi ở những người đã tiêm phòng vẫn thấp hơn nhiều (chỉ khoảng 1%) so với những người chưa được tiêm phòng (100%).

Chẳng có loại vắc xin nào có thể đảm bảo 100% khả năng miễn dịch cho tất cả mọi người đã được tiêm. Vì những lý do hiện vẫn chưa thể lý giải, một số người đã được tiêm phòng những không phát triển khả năng miễn dịch và vẫn dễ mắc bệnh. Và một số người khả năng miễn dịch bị suy yếu theo thời gian, đặc biệt là nếu họ không được tiêm các mũi nhắc lại. Tuy nhiên, tiêm phòng vẫn là cơ hội tốt nhất để bảo vệ bạn không bị nhiễm bệnh.

Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ tháng 7/1999 cho thấy, trong một vụ bùng phát bệnh sởi, những người chưa được chủng ngừa có nguy cơ mắc bệnh sởi gấp 35 lần so với những người đã được chủng ngừa. Một vài nghiên cứu khác đã chứng minh, xác nhận và tán thành những phát hiện này. Ngoài ra, nếu chẳng may khi tiêm phòng rồi mà vẫn bị mắc bệnh thì bệnh sẽ nhẹ hơn nhiều.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *