Mụn rộp ở cằm: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Mụn rộp có thể hình thành ở bất cứ vị trí nào bị nhiễm HSV, bao gồm cả vùng cằm.

Mụn rộp ở cằm: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Mụn rộp ở cằm: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Nếu đột nhiên phát hiện thấy những nốt mụn nhỏ, mềm, mọc thành cụm ở cằm thì rất có thể đó không phải là mụn trứng cá thông thường mà là mụn rộp – một vấn đề do bị nhiễm virus herpes simplex mà cụ thể là virus herpes simplex loại 1 (HSV-1). Virus này không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây nổi những nốt mụn khó coi và khó chịu.

Hãy cùng tìm hiểu thêm về nguyên nhân và cách điều trị mụn rộp ở cằm.

Mụn rộp là gì?

Mụn rộp hay herpes là bệnh có triệu chứng đặc trưng là nốt mụn nhỏ, mềm, chứa dịch lỏng bên trong. Có hai chủng HSV gây mụn rộp là HSV-1 và HSV-2. HSV-2 chủ yếu gây mụn rộp ở bộ phận sinh dục còn HSV-1 gây mụn rộp ở trên môi và quanh miệng, bao gồm cả vùng cằm.

HSV chủ yếu lây truyền qua tiếp xúc da. Tuy nhiên, không phải cứ nhiễm HSV là sẽ có triệu chứng.

Sau khi bị nhiễm virus, một số người thường xuyên bị nổi mụn rộp trong khi nhiều người lại không gặp phải bất kỳ triệu chứng nào. Dù có triệu chứng hay không thì virus vẫn tồn tại vĩnh viễn bên trong cơ thể.

Triệu chứng

Trước khi mụn rộp xuất hiện, người bệnh sẽ gặp các dấu hiệu cảnh báo. Những khu vực sắp hình thành mụn sẽ bắt đầu có cảm thấy ngứa, nóng hoặc châm chích.

Sau đó là nổi những cụm mụn nước nhỏ và gây đau, đặc biệt là khi cử động. Sau một vài ngày, mụn nước sẽ vỡ và hình thành vết loét. Vết loét sẽ dần đóng vảy và lành lại.

Ngoài mụn nước, đôi khi người bệnh sẽ còn gặp các triệu chứng giống cảm lạnh như:

  • Đau đầu
  • Đau nhức cơ
  • Người mệt mỏi
  • Sưng hạch bạch huyết
  • Sốt

Yếu tố kích hoạt

Sau khi vào cơ thể, HSV-1 sống trong các dây thần kinh và khi được kích hoạt, chúng sẽ bắt đầu hoạt động và gây ra triệu chứng nổi mụn rộp. Một số yếu tố kích hoạt phổ biến gồm có:

  • Bị các bệnh nhiễm trùng khác
  • Căng thẳng
  • Thiếu ngủ
  • Thay đổi nội tiết tố
  • Tiếp xúc với nắng, không khí lạnh, khô hanh
  • Kích ứng da

Điều trị mụn rộp ở cằm

Mụn rộp thường tự khỏi sau vài tuần kể từ khi xuất hiện.

Nếu thường xuyên bị nổi mụn rộp thì sẽ cần dùng thuốc kháng virus theo đơn của bác sĩ để ngăn ngừa các đợt bùng phát và giúp cho triệu chứng nhanh khỏi hơn.

Một số loại thuốc thường được dùng gồm có:

  • acyclovir
  • famciclovir
  • penciclovir
  • valacyclovir

Ngoài ra, có thể khắc phục các triệu chứng khác đi kèm với mụn rộp bằng các biện pháp như:

  • Chườm lạnh hoặc chườm nóng lên mụn nước và vết loét để giảm sưng đau
  • Tránh các loại thức ăn gây kích ứng như đồ cay, chua, mặn…
  • Dùng thuốc giảm đau không kê đơn như ibuprofen hoặc acetaminophen
  • Bôi thuốc trị mụn rộp không kê đơn

Nếu mụn rộp ở cằm gây đau đớn, khó chịu dữ dội thì có thể dùng thuốc giảm đau tại chỗ.

Mụn rộp rất dễ lây lan. Trong thời gian đang có triệu chứng thì không được tiếp xúc da với người khác và không dùng chung khăn lau, dao cạo râu hay những vật dụng cá nhân dùng cho vùng mặt.

Không đưa tay lên mắt sau khi chạm vào nốt mụn rộp. Virus sẽ theo tay xâm nhập vào mắt và dẫn đến viêm giác mạc do herpes – một bệnh có thể gây mù.

Ngoài ra, không được đụng vào vùng kín sau khi chạm lên mụn rộp ở cằm để tránh bị mụn rộp sinh dục.

Tóm tắt bài viết

Mụn rộp có thể hình thành ở bất cứ vị trí nào bị nhiễm HSV, bao gồm cả vùng cằm. Đây là một vấn đề rất phổ biến và rất dễ lây lan. Khi bị mụn rộp thì phải nhớ rửa tay thường xuyên, đặc biệt là sau khi chạm lên nốt mụn. Mụn rộp sẽ lành lại trong vòng 2 tuần hoặc nhanh hơn nếu được điều trị đúng cách.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *