Ngộ độc chì ở trẻ: dấu hiệu nhận biết, cách xử trí và phòng ngừa

Không có mức độ an toàn nào khi nói đến phơi nhiễm chì. Trẻ em là đối tượng đặc biệt dễ bị ngộ độc chì, tình trạng này có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như thiếu máu, tổn thương thận và tổn thương não.

Ngộ độc chì ở trẻ: dấu hiệu nhận biết, cách xử trí và phòng ngừa
Ngộ độc chì ở trẻ: dấu hiệu nhận biết, cách xử trí và phòng ngừa

Tình trạng ngộ độc chì đã giảm tại Mỹ trong vài thập kỷ qua, do những nỗ lực giảm ô nhiễm chì, ngăn ngừa phơi nhiễm cũng như nâng cao nhận thức về mức độ nguy hiểm. Tuy nhiên, theo các Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hoa Kỳ, gần nửa triệu trẻ em có xét nghiệm dương tính với ngộ độc chì mỗi năm.

Chì xâm nhập vào cơ thể trẻ như nào?

Trẻ em bị phơi nhiễm chì khi hít phải bụi chì, gặm các mảnh chứa sơn hoặc đất có chứa chì hoặc uống nước có chứa chì. Chì sẽ không dễ hấp thụ qua da.

Nước máy – có thể dùng để nấu ăn – có thể là nguồn nước chứa chì. Tuy nhiên bạn không thể ngửi, nếm thấy vị chì, đun nước sôi cũng không thể loại bỏ nó. Ngay cả những đứa trẻ không nhai, gặm các mảnh chứa sơn cũng có thể bị phơi nhiễm chì vào cơ thể nếu có sơn chứa chì ở quanh nhà chúng hoặc những tòa nhà mà chúng thường vui chơi ở đó: Khung cửa sổ và cửa ra vào có phủ lớp sơn chì sẽ giải phòng các hạt bụi chì nhỏ vào không khí mỗi lần chúng được mở ra hay đóng vào.

Trẻ em có thể hít vào những bụi chì này hoặc nhặt chúng trên tay khi thấy chúng ở trên sàn nhà hoặc trên đồ đạc. Đó là một con đường nhanh chóng đến miệng khi bé liếm ngón tay hoặc ăn bốc.

Phụ nữ mang thai nếu có lượng chì cao trong máu có thể truyền vào thai nhi. Dưới đây là các nguồn chứa chì thường gặp nhất:

  • Sống ở một tòa nhà cũ: nhà càng cũ thì càng có nhiều sơn chì và nhà càng to thì lượng sơn chì càng nhiều. Được biết, bất kỳ tòa nhà nào được xây dựng trước năm 1978 – bao gồm các trường học, tòa nhà văn phòng, và nhà trẻ – đều có thể chứa sơn chì. Các căn nhà cũ cũng có khả năng có nhiều ống dẫn nước bằng chì, có thể rỉ chì vào nước được dùng để uống, pha sữa và nấu ăn.
  • Sống gần xa lộ hoặc khu công nghiệp: Chì được sử dụng trong xăng và thuốc trừ sâu và những mảnh đất xung quanh các con đường cũng như các vườn cây ăn trái có thể vẫn còn bị ô nhiễm. Tương tự như thế, những khu vực quanh các khu công nghiệp như nhà máy cũng có thể bị ô nhiễm.
  • Làm việc với chì: những người có công việc hoặc sở thích nào đó có thể vô tình mang dư lượng chì trên tay và quần áo về nhà. Nếu bạn làm việc với kính màu và đồ gốm, làm mới nội thất hoặc vào khu vực bắn súng thì chắc chắn phải tắm và thay quần áo sau giờ làm việc rồi mới về nhà.

Những nguồn chứa chì khác:

  • Đồ đạc cũ, thiết bị sân chơi và đồ chơi được sơn hoặc đánh bóng bằng một sản phẩm chứa chì
  • Khóa bằng đồng
  • Thủy tinh pha lê chì và gốm sứ chứa chì
  • Một số đồ chơi, đồ trang sức
  • Thực phẩm nhập khẩu trong hộp đóng kín bằng chì
  • Pin cũ
  • Một số vật dụng ưa thích (như kính màu)
  • Một số đồ trang điểm (như phấn, chì kẻ mắt, son môi)

Làm sao để biết con bạn bị ngộ độc chì?

Thông thường trẻ em không biệu hiện triệu chứng gì, ngay cả khi chúng có lượng chì cao trong cơ thể. Các triệu chứng có thể bao gồm:

  • Mệt mỏi hoặc hiếu động thái quá
  • Cáu gắt
  • Hành vi hung hăng
  • Thiếu chú ý, quan tâm
  • Chậm phát triển
  • Khó ngủ
  • Thiếu máu
  • Đau bụng
  • Ăn không ngon
  • Giảm cân
  • Táo bón
  • Nôn mửa
  • Đau đầu
  • Có các vấn đề về kiểm soát thăng bằng

Một xét nghiệm máu đơn giản sẽ được thực hiện để sàng lọc, đánh giá tình trạng ngộ độc chì. Không có lượng chì nào khi vào cơ thể được xem là an toàn, nhưng mức máu lớn hơn 5 microgam/dc (mcg/dl) cho thấy bạn cần phải có các bước để giảm bớt sự phơi nhiễm của con mình. Chức năng não có thể bị ảnh hưởng ở mức 10 mcg/dL, và mức độ trên 45 mcg / dL cần được điều trị y tế ngay.

Khi nào con bạn cần được thử nghiệm ngộ độc chì?

Nói chuyện với bác sĩ nếu bạn lo lắng bé bị phơi nhiễm chì. Ví dụ nếu con bạn ở lâu trong một tòa nhà được xây dựng trước năm 1978, thì nên cho bé đi kiểm tra. Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo sàng lọc trẻ em có nguy cơ cao ở lứa tuổi lên 1 và 2, và một số tiểu bang đòi hỏi bác sĩ phải thường xuyên theo dõi trẻ em bị ngộ độc chì.

Cách xử trí khi trẻ bị ngộ độc chì?

Nếu bé có lượng chì trong máu cao, bác sĩ sẽ giúp xác định và loại bỏ các nguồn chì trong môi trường xung quanh bé. Một khi bé không còn tiếp xúc, cơ thể bé sẽ dần thoát khỏi chì (về mức không còn đủ cao để cần phải điều trị y tế). Bác sĩ cũng có thể khuyên bạn nên thay đổi chế độ ăn uống để đảm bảo bé đang nhận đủ sắt, canxi và vitamin C.

Nếu con bạn có lượng chì trong máu cao, bác sĩ có thể đề nghị điều trị bằng liệu pháp Chelation (loại bỏ độc tố và kim loại nặng) bao gồm: bao gồm dùng thuốc kết hợp với chì và đào thải nó ra khỏi cơ thể qua nước tiểu. Bé sẽ được kiểm tra lại theo định kỳ để đảm bảo mức độ chì của trẻ đang giảm.

Ngộ độc chì cấp tính là gì?

Tiếp xúc với lượng chì rất cao – dẫn đến lượng chì trong máu cao hơn 70 mcg/dL ở trẻ em – sẽ gây ra tình trạng ngộ độc chì cấp tính. May mắn thay, ngộ độc chì cấp tính rất hiếm khi xảy ra. Nếu bạn nhận thức được các nguồn tiếp xúc chì và có biện pháp phòng ngừa, thì nguy cơ con bạn phát triển tình trạng nhiễm độc chì nghiêm trọng là khá thấp.

Làm sao để bảo vệ trẻ khỏi bị phơi nhiễm chì?

  • Giữ tay bé luôn sạch sẽ. Rửa tay nhiều lần trong ngày, đặc biệt là sau khi bé chơi ở ngoài trời và trước khi ăn. Dạy bé cách rửa tay đúng cách, tay phải được rửa ít nhất 20 giây trong xà phòng để loại bỏ các hạt chì.

ngo doc chi 2

  • Lau chùi nhà cửa sạch sẽ. Lau sạch các mảnh vụn sơn, và bụi bằng khăn giấy ướt và lau lại sàn sạch sẽ. Xem xét mua một bộ lọc có khả năng hút các hạt bụi chì.
  • Đảm bảo giường, cũi, đồ chơi của bé không có sơn bị bong tróc. Rửa đồ chơi thường xuyên để tránh bị nhiễm chì từ bụi hoặc đất. Nếu bé còn nhỏ, không được cho bé nhai, gặm các bề mặt như cửa sổ, giường cũi, đồ chơi

ngo doc chi

  • Đừng để bé chơi ở những nơi bụi bẩn, đặc biệt là xung quanh các tòa nhà cũ
  • Xác định và loại bỏ bất kỳ nguồn nào trong nhà có chứa chì. Định kỳ kiểm tra để loại bỏ các đồ chơi và đồ dùng cũng như đồ gia dụng khác có thể chứa chì.
  • Đảm bảo bé được cung cấp dinh dưỡng tốt, nếu như thế cơ thể bé sẽ ít hấp thụ chất chì ngay cả khi đã bị phơi nhiễm. Điều đặc biệt quan trọng là bé phải có đủ chất sắt, canxi và vitamin C.

ngo doc chi 3

  • Kiểm tra nguồn nước máy và thược hiện các bước cần thiết để loại bỏ chì nếu cần. Chỉ sử dụng nước lạnh để uống, pha sữa và nấu ăn, nước nóng có nhiều khả năng có hàm lượng chì cao hơn.
  • Kiểm tra chì ở xung quanh môi trường bạn ở
  • Nếu quyết định kiểm tra, hãy thực hiện một cách chuyên nghiệp. Các cơ sở y tế có thể hỗ trợ tiến hành thử nghiệm chì hoặc giới thiệu bạn với một chuyên gia được đào tạo bài bản.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *