Nỗi ám ảnh mang tên Thẩm mỹ viện Cát Tường

Đã gần 10 năm trôi qua những cái chết tức tưởi của nạn nhân là khách hàng Thẩm mỹ viện Cát Tường (Hà Nội) vẫn không thôi ám ảnh nhiều người, đặc biệt là chị em thích làm đẹp bằng phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ.

Nỗi ám ảnh mang tên Thẩm mỹ viện Cát Tường

Cơ thẩm mỹ Cát Tường chưa có giấy phép hoạt động của Sở Y tế

Năm 2013, Nguyễn Mạnh Tường – Bác sĩ khoa ngoại của Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) mở Thẩm mỹ viện Cát Tường do vị này làm giám đốc và trực tiếp làm phẫu thuật thẩm mỹ. Toàn bộ Thẩm mỹ viện này có 24 nhân viên. Điều đáng nói là thẩm mỹ viện này hoạt động nhưng lại chưa có giấy phép hoạt động của Sở y tế Hà Nội mà chỉ có tờ giấy phép ĐKKD do Phòng Tài chính kế hoạch của quận cấp và thêm giấy chứng nhận hàng nghề cá nhân của Nguyễn Mạnh Tường do Bộ Y tế cấp.

Sau 1 tháng mở cơ sở thẩm mỹ, Tường cho Thẩm mỹ làm dịch vụ hút mỡ bụng, nâng ngực dù chưa có giấy phép hoạt động và Tường là người trực tiếp làm các thủ thuật. 

Khi làm đẹp là “bước vào hang cọp”

Đến tháng 10 năm 2013, khi Thẩm mỹ viện này đã mở được gần nửa năm, chị H đã đi xe máy của mình đến Thẩm mỹ viện Cát Tường để đăng ký thực hiện thủ thuật hút mỡ bụng và nâng ngực, chị đã nộp cho viện này 50 triệu đồng chi trả các chi phí và hôm sau thì quay lại để tiến hành thủ thuật.

Tại đây, Nguyễn Mạnh Tưởng đã cho chị thử HIV, thử thuốc tê và hỏi chị về tiền sử bệnh lý. Thấy khách trả lời không có bệnh lý gì lại thử thuốc tê thấy phản ứng bình thường nên Tường tiến hành thủ thuật hút mỡ bụng. Tường sát trùng vùng bụng, rồi tiêm thuốc tê tự pha chế (thuốc tê được vị bác sĩ này sai nhân viên pha theo công thức mỗi chai gồm: 500ml nước muối sinh lý, 2 ống Gentamycin 80mg, 1 ống Adrenalin loại 1/4ml, 25 ống Lidocain loại 2ml và 1/2 ống Vitamin C) vào hai bên hông của bệnh nhân. Sau đó, Tường dùng dao mổ chích vào mỗi bên thành bụng 1 mũi chích nhỏ và tiêm tiếp 4 chai thuốc gây tê vào bụng để gây tê toàn vùng bụng rồi dùng xilanh 50ml hút 11 xilanh mỡ. Chờ 10 phút cho mỡ lắng xuống thì đổ bỏ nước gạn lấy mỡ bơm vào ngực bệnh nhân đến chiều cùng ngày thì xong. 

Nhưng vừa kết thúc thủ thuật được 30 phút thì nạn nhân bỗng bị co giật, sùi bọt mép nên Tường đã tiêm thuốc an thần cho bệnh nhân. Thấy nạn nhân bình thường trở lại, anh ta bỏ đi chùa để lễ. Gần tiếng sau, thấy nhân viên điện báo bệnh nhân H chuyển biến nặng, Tường đã chỉ định cho nhân viên tiêm thuốc trợ tim cho nạn nhân rồi gọi điện cho bạn là bác sĩ Nguyễn Quang Thành làm cùng khoa Ngoại đến thẩm mỹ viện để cấp cứu cho bệnh nhân nhưng không có tác dụng, nạn nhân đã tử vong.

Sự tàn ác trỗi dậy

Khi biết chị H không còn sống, Tường đã sai nhân viên vứt bỏ hết tang chứng, vật chứng. Ác độc hơn, để che giấu sự việc, hắn đã cùng nhân viên bảo vệ của Thẩm mỹ viện ném xác chị xuống sông Hồng để “thần không biết quỷ không hay”. Nhưng hắn đã lầm, chỉ vài ngày sau, tội ác của hắn đã bị các cơ quan cảnh sát điều tra phát hiện ra. Hắn đã bị bắt giữ và nhận hình phạt thích đáng cho hành vi của mình.

Nỗi ám ảnh về các cơ sở thẩm mỹ chui vẫn còn

Câu chuyện của Tường tuy đã trôi qua nhiều năm nhưng người ta vẫn còn đó nỗi ám ảnh về những bác sĩ không hề có tâm có tầm như hắn. Nếu như hắn có tay nghề sẽ không dùng thuốc tê theo kiểu pha chế lạ đời như thế. (theo các bác sĩ đầu ngành, ch H tử vong là do sốc, ngộ độc thuốc tê quá liều). Và nếu hắn có tâm khi biết bệnh nhân có biểu hiện co giật sốc thuốc không bỏ đó đi lễ mà phải đưa chị vào bệnh viện cấp cứu ngay. 

Sau sự vụ ở thẩm mỹ viện Cát Tường, còn nhiều trường hợp bệnh nhân bị biến chứng nặng khi làm ở các cơ sở thẩm mỹ khác không đủ điều kiện thực hiện thủ thuật nhưng vẫn hoạt động chui, tay nghề bác sĩ không cao nhưng vẫn “dám” thực hiện những ca phẫu thuật xâm lấn, coi thường tính mạng khách hàng. Đó thực sự là một tình trạng đáng báo động.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *