Thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ sơ sinh

Cơ thể con người cần sắt để tạo ra hemoglobin, chất nhuộm màu đỏ chứa oxy trong máu. Nếu trẻ không có đủ chất sắt, bé sẽ có ít hồng cầu hơn – và những tế bào hồng cầu sẽ nhỏ hơn, vì thế các mô cơ thể sẽ nhận được ít oxy hơn mức cần thiết.

Thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ sơ sinh
Thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ sơ sinh

Nội dung chính bài viết:

  • Thiếu máu ở trẻ em có nhiều nguyên nhân gây nên và dấu hiệu nhận biết không phải bao giờ cũng rõ ràng.
  • Thiếu máu nghiêm trọng có thể gây nguy hiểm cho trẻ, ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất và các vấn đề về tinh thần.
  • Biện pháp phòng tránh để bé không bị thiếu máu: bổ sung chất sắt, bổ sung thực phẩm rau củ giàu vitamin C (giúp hấp thu sắt),…

Trẻ trông nhợt nhạt và yếu, có phải là thiếu máu không?

Đúng. Trên thực tế, các dấu hiệu điển hình nhất của chứng thiếu máu là da nhợt nhạt và mệt mỏi. Các dấu hiệu khác bao gồm nhịp tim đập nhanh, dễ cáu kỉnh, bỏ ăn, móng giòn dễ gãy, và lưỡi sưng hoặc phù lên. Nhưng thông thường, trẻ bị thiếu máu không có bất kỳ triệu chứng nào cả.

Thiếu máu là gì, và nguyên nhân ra sao?

Mọi người sẽ bị thiếu máu khi các tế bào hồng cầu không mang đủ oxy đến các mô trong cơ thể. Các tình trạng khác có thể gây thiếu máu bao gồm bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm, nhưng thiếu máu do thiếu sắt thường là nguyên nhân phổ biến nhất.

Cơ thể con người cần sắt để tạo ra hemoglobin, chất nhuộm màu đỏ chứa oxy trong máu. Nếu trẻ không có đủ chất sắt, bé sẽ có ít hồng cầu hơn – và những tế bào hồng cầu sẽ nhỏ hơn, vì thế các mô cơ thể sẽ nhận được ít oxy hơn mức cần thiết.

Trẻ em đặc biệt dễ bị thiếu máu trong giai đoạn tăng trưởng nhanh, thời điểm cần thêm chất sắt mà không phải lúc nào chúng cũng nhận được. Nhưng thiếu máu do thiếu sắt không xảy ra chớp nhoáng trong thời gian ngắn – đó là do sự thiếu hụt tương đối trầm trọng phát triển theo thời gian.

Thiếu sắt có thể xảy ra vì nhiều lý do, bao gồm không đủ chất sắt trong chế độ ăn uống, mất máu liên tục (ví dụ bị bệnh đường ruột), và khả năng hấp thu sắt kém

Thiếu máu có nguy hiểm không?

Có thể. Ngoài các triệu chứng đã đề cập ở trên, trẻ bị thiếu máu có thể bị các vấn đề vĩnh viễn về thể chất và tinh thần. Mặc dù có thể khắc phục được tình trạng thiếu sắt, nhưng sự suy yếu về tinh thần và thể chất không phải lúc nào cũng có thể khắc phục được.

Thiếu sắt cũng làm cho trẻ em dễ bị ngộ độc và viêm nhiễm hơn.

Khi nào bé có nguy cơ bị thiếu máu?

Từ 9 đến 24 tháng, tất cả trẻ em đều có nguy cơ cao bị thiếu máu, nhưng những trẻ có các đặc điểm dưới đây có nguy cơ thiếu máu cao nhất:

  • Trẻ sinh non, trẻ sinh ra nhẹ cân từ 2 tháng tuổi trở lên. Trẻ sinh đủ tháng được sinh ra với những “kho trữ” sắt được tích lũy trong những tháng cuối cùng ở tử cung. Tuy nhiên, các kho trữ sắt của trẻ sinh non có thể chỉ duy trì được trong khoảng 2 tháng.
  • Trẻ sơ sinh uống sữa bò khi chưa được 1 tuổi. Sữa bò có hàm lượng sắt thấp, nó cũng can thiệp vào quá trình hấp thu sắt của cơ thể và có thể thay thế một số thực phẩm giàu chất sắt khác trong chế độ ăn. Sữa cũng có thể gây kích ứng lớp màng ruột, gây chảy máu. Việc mất máu trong – cùng với lượng sắt thấp – có thể gây thiếu máu.
  • Trẻ bú sữa mẹ không nhận được thức ăn giàu chất sắt sau 4 tháng tuổi. Chất sắt trong sữa mẹ được hấp thụ tốt hơn gấp 3 lần so với chất sắt trong sữa công thức, nhưng trong khoảng thời gian bé ăn dặm bé cần bổ sung sắt dưới dạng thức ăn giàu chất xơ và các thực phẩm giàu sắt khác.
  • Trẻ sơ sinh sinh đủ tháng, ăn sữa công thức không được cho ăn sữa công thức có bổ sung sắt. Tuy nhiên, hầu hết sữa công thức của trẻ đều được bổ sung sắt.

Khi nào nên gọi cho bác sĩ?

Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyến cáo, trẻ nên được kiểm tra thiếu máu khi được 12 tháng, hoặc sớm hơn nếu trẻ sinh non. Nhưng nếu bạn nhận thấy bất cứ dấu hiệu thiếu máu nào ở con, hãy gọi bác sĩ ngay.

Để xác định xem con bạn bị thiếu máu, bác sĩ sẽ tiến hành làm xét nghiệm máu để đo nồng độ hemoglobin và hematocrit (tỷ lệ hồng cầu trong máu).

Cách phòng tránh để bé không bị thiếu máu

Cha mẹ có thể ngăn chặn bệnh thiếu máu của trẻ do thiếu sắt:

– Nếu bé sinh non hoặc nhẹ cân khi sinh, hãy nói chuyện với bác sĩ về việc bổ sung sắt

– Cho đến khi bé được một tuổi, hãy cho bé uống sữa công thức có bổ sung sắt, không phải sữa bò.

– Nếu trẻ 4 tháng tuổi, đang bú mẹ, chưa ăn dặm, AAP khuyên nên bổ sung cho trẻ 11mg sắt mỗi ngày cho đến khi bé bắt đầu ăn các thực phẩm giàu chất sắt.

– Khi bé bắt đầu ăn dặm, hãy cho bé ăn các loại ngũ cốc và thực phẩm có bổ sung chất sắt, cũng như các loại thức ăn giàu sắt như thịt nạc, thịt gia cầm và cá; mì ống, gạo, và bánh mì bổ sung sắt; lá rau xanh; lòng đỏ trứng; và đậu.

– Cho bé ăn nhiều trái cây và rau củ giàu vitamin C (như kiwi, bơ và dưa đỏ), vì vitamin C giúp cơ thể hấp thụ sắt.

Điều quan trọng là tăng lượng chất sắt lên khi bé bắt đầu ăn dặm, tuy nhiên không phải lúc nào việc thay đổi chế độ ăn cũng khắc phục được tình trạng thiếu máu do thiếu sắt. Bé cũng có thể cần chất bổ sung sắt dưới dạng giọt.

Sắt được hấp thụ tốt nhất khi bụng đói. Nhưng vì sắt có thể khiến bụng khó chịu (cùng với vị khó uống) nên bác sĩ thường khuyên nên bổ sung cho bé kèm với thức ăn, sữa mẹ hoặc sữa công thức. Bác sĩ có thể sẽ sẽ kiểm tra lại mức hemoglobin / hematocrit của con sau khi đã được bổ sung trong một hoặc hai tháng.

Thường phải mất vài tháng để lượng máu trở lại bình thường, và sau đó là 6 đến 12 tháng để bổ sung thêm các kho trữ sắt trong cơ thể. Sau đó, có thể duy trì chế độ ăn giàu sắt cho bé.

Có nên cho bé uống chất bổ sung sắt để đề phòng không?

Chất bổ sung sắt rất hữu ích trong nhiều trường hợp, nhưng sắt quá nhiều cũng có thể gây độc hại, vì vậy luôn phải hỏi ý kiến ​​bác sĩ trước khi cho bé bổ sung. Các bác sĩ thường khuyên bổ sung sắt cho trẻ bú sữa mẹ bắt đầu từ 4 tháng tuổi.

Nếu trong nhà có thuốc bổ sung sắt hãy tránh xa tầm tay trẻ em, vì sắt là nguyên nhân hàng đầu gây ngộ độc.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *