Trẻ bị ghẻ và cách điều trị

Bệnh ghẻ cực kỳ dễ lây, và bất cứ ai cũng có thể bị – ngay cả khi chúng ta đã được vệ sinh một cách tỉ mỉ. Nó thường xuất hiện ở nhiều hơn một thành viên trong gia đình hoặc trong các nhóm trẻ em ở nhà trẻ hoặc trường học. Không có khoảng thời gian cụ thể nào trong năm mà bệnh ghẻ phát triển nhiều hơn.

Trẻ bị ghẻ và cách điều trị
Trẻ bị ghẻ và cách điều trị

Nội dung chính bài viết:

  • Bệnh ghẻ là một kích ứng da gây ra bởi sự xâm nhập của ký sinh trùng đào bới dưới da. Nếu bé bị ghẻ, bé sẽ gãi rất nhiều.
  • Ghẻ có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể: kẽ ngón tay, lòng bàn tay, lòng bàn chân, cổ, vai…
  • Điều trị bệnh ghẻ khá đơn giản bằng cách dùng thuốc bôi, tuân thủ cách sử dụng thuốc và kiên nhẫn chờ đợi.

Bệnh ghẻ là gì?

Bệnh ghẻ là một kích ứng da gây ra bởi sự xâm nhập của những ký sinh trùng đào bới dưới da. Các mụn ban bạn nhìn thấy thực tế là một phản ứng dị ứng với trứng và phân mà những con ghẻ để lại. Tên gọi của bệnh này có nguồn gốc từ một từ Latin có nghĩa là “gãi”, và nếu con bạn bị ghẻ, bé có thể làm điều đó, gãi rất nhiều.

Bé có thể lây bệnh ghẻ qua tiếp xúc da với một người đã mắc bệnh này. Bệnh ghẻ cực kỳ dễ lây, và bất cứ ai cũng có thể bị – ngay cả khi chúng ta đã được vệ sinh một cách tỉ mỉ. 

Hình dạng ghẻ nghiêm trọng, được gọi là bệnh ghẻ Na Uy hoặc ghẻ vỏ cứng, đôi khi phát triển ở những người có hệ miễn dịch bị tổn thương. Trong trường hợp này, lớp vỏ da dày chứa một số lượng lớn bọ ghẻ và trứng phát triển. Những con bọ này không mạnh hơn những con bọ khác, nhưng rất nhiều.

Triệu chứng bệnh ghẻ là gì?

Nếu con bạn bị ghẻ, bé sẽ phát ban da đỏ ngứa, thường là ở các kẽ ngón tay. Ở trẻ nhỏ, nó thường xuất hiện ở đầu, cổ, vai, lòng bàn tay và lòng bàn chân. Ở trẻ lớn hơn và người lớn, phát ban xuất hiện trên bàn tay, cổ tay, bộ phận sinh dục và bụng.

ghe 2

Bạn có thể thấy những đường màu đỏ cong, sắc, đó là nơi những con bọ ghẻ đào bới dưới da. Con của bạn cũng có thể phát triển mụn mủ nhỏ (các vùng bị viêm chứa đầy mủ, như mụn nhọt) hoặc mụn nước nhỏ.

Tình trạng ngứa thường nặng nhất sau khi tắm nước nóng hoặc vào ban đêm, và nó có thể khiến trẻ tỉnh giấc. Những mảng vảy lồi lõm có thể hình thành trên các vùng da bị trầy xước do bé gãi và có thể phát triển nhiễm trùng (như chốc lở hoặc nhiễm tụ cầu).

Cách điều trị bệnh ghẻ

Bác sĩ sẽ kê toa thuốc bôi. Kem Permethrin là loại được điều trị phổ biến nhất. Các phương pháp điều trị khác bao gồm benzyl benzoat, lưu huỳnh trong petrolatum, crotamiton, lindane và malathion. (Một số loại này không được sử dụng cho trẻ sơ sinh). Kem Permethrin được cho là biện pháp khắc phục an toàn nhất. Nói chuyện với bác sĩ nếu bạn có lo ngại về vấn đề an toàn của sản phẩm khi sử dụng cho con.

Bạn sẽ cần bôi kem lên khắp người con từ cổ xuống. Ngay cả những bộ phận dường như không bị nhiễm bệnh cũng phải được điều trị. Đừng quên bôi kem vào các kẽ ngón tay trẻ, dưới cánh tay, trong rốn và trên bộ phận sinh dục. Nếu bạn nhìn thấy nổi ban trên da đầu hãy bôi kem theo đường chân tóc của bé, đồng thời bôi cả trên trán.

Tuân thủ theo hướng dẫn lưu kem trên da (thường trong khoảng 8 giờ hoặc hơn) sau đó có thể rửa nó đi. Trẻ nhỏ có xu hướng đưa tay lên miệng khi thức dậy vì vậy tốt nhất nên bôi kem vào giờ đi ngủ và rửa sạch khi bé thức dậy vào buổi sáng. Nếu con có thói quen mút tay, hãy đi gang tay cho bé để tránh kem vào miệng. Nếu tình trạng ghẻ của con nặng, bác sĩ có thể kê toa thuốc uống để diệt tận gốc.

Có thể mất từ 2 đến 6 tuần mới hết bệnh. Nếu phát ban vẫn tiếp tục lan rộng hoặc bạn thấy các hang ổ mới, bác sĩ có thể khuyên bạn nên lặp lại việc điều trị.

Vì phải mất một thời gian các chất kích thích da mới mất đi hoàn toàn nên tình trạng ngứa ngáy có thể kéo dài đến 3 tuần sau khi hết bọ ghẻ. Bôi kem dưỡng da dịu nhẹ hoặc kem dưỡng da có chứa Calamine có thể giúp đỡ ngứa. Nếu vẫn còn khó chịu, bác sĩ có thể kê toa thuốc chống histamin đường uống hoặc kem bôi steroid để giảm bớt. Trong khi chờ đợi, hãy cắt ngắn móng tay của bé, tránh trường hợp bé gãi, gây nhiễm trùng.

Bé có thể đi nhà trẻ hay đến trường nếu bị ghẻ không?

Bé có thể trở lại nhà trẻ hoặc trường học sau một đợt điều trị bằng kem.

Làm thế nào để bảo vệ các thành viên còn lại của gia đình khỏi bệnh ghẻ?

Một số bác sĩ sẽ khuyên tất cả các thành viên khác trong gia đình, cũng như người chăm sóc, đều được điều trị ngay cả khi họ không có triệu chứng. (Tốt nhất là mọi người nên được điều trị cùng một lúc, thì người bị nhiễm bệnh sẽ không tái nhiễm từ người khác). Các bác sĩ khác có thể gợi ý cách tiếp cận chờ đợi, tức là mọi người đều được kiểm tra, nhưng chỉ những người có dấu hiệu ghẻ mới được điều trị .

Hiện vẫn có một số bất đồng về khả năng lây nhiễm bệnh ghẻ từ quần áo hoặc ga trải giường của một người. Nếu lo lắng, bạn nên giặt quần áo, khăn tắm và giường trong nước nóng hơn 60 độ và sấy khô trong máy sấy.

Bọc tất cả thú nhồi bông hoặc đồ chơi nào không thể rửa trong túi nhựa trong một tuần. Con ghẻ không thể sống lâu mà không có “người chủ”.

Phòng tránh trẻ em khỏi bệnh ghẻ

Cách duy nhất để tránh ghẻ là tránh tiếp xúc với bất cứ ai có thể có nó. Điều đó có thể rất khó, đặc biệt nếu con bạn ở cùng các trẻ em khác và có nhiều người chăm sóc. Nếu con của bạn bị ghẻ, bạn có thể giúp ngăn ngừa tái nhiễm bằng cách đảm bảo rằng bạn điều trị hết bệnh hoàn toàn trước khi đưa bé trở lại nhà trẻ hoặc trường học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *