Tưa miệng ở trẻ sơ sinh: những điều cần biết

Nếu cha mẹ thấy những mảng trắng hoặc vàng đọng trong miệng hoặc cổ họng bé, hãy cho trẻ đi khám. Đặc biệt, nếu những mảng này khiến bé đau và quấy khóc khi bú hoặc mút sữa, cha mẹ có thể nghi ngờ đó là bệnh tưa miệng.

Tưa miệng ở trẻ sơ sinh: những điều cần biết
Tưa miệng ở trẻ sơ sinh: những điều cần biết

Bé có các mảng trắng ở trong miệng, như vậy là bé bị bệnh gì?

Rất nhiều khả năng là bé đã bị bệnh tưa miệng, một chứng bệnh nhiễm nấm ở miệng thông thường, gây đau. Tưa miệng gây ra những mảng màu trắng sữa, hoặc vàng ở trong miệng hay bên miệng, vòm miệng, lợi, môi và lưỡi bé. Ngoài ra cũng có thể lây lan đến cổ họng, amidan, hoặc thực quản. Bệnh này phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi.

Nguyên nhân gây tưa miệng ở trẻ sơ sinh

Nấm men là loại vi khuẩn bình thường trong hệ tiêu hóa của mọi người, nhưng nếu mất cân bằng giữa các loại vi khuẩn thì có thể dẫn đến nhiễm trùng. Một số trẻ sơ sinh lần đầu tiếp xúc với nấm men qua đường sinh, sau khi sinh ra, việc sử dụng thuốc kháng sinh có thể kích thích gây bệnh tưa miệng. Tình trạng này xảy ra là vì thuốc kháng sinh đã giết chết hết vi khuẩn “có lợi” giúp duy trì kiểm soát nấm men.

Một số mẹ và trẻ lây bệnh cho nhau: con bạn có thể lây cho bạn nếu bạn đang cho con bú sữa, dẫn đến tình trạng nhiễm nấm men nặng ở núm vú, cần phải điều trị. Và bạn có thể lây bệnh sang con nếu bạn cho con bú và bị nhiễm nấm ở núm vú do uống kháng sinh. Mặt khác, bạn vẫn có thể không bị nhiễm bệnh mặc dù bé đang bị tưa miệng và bạn vẫn cho bé bú sữa mẹ. Tương tự như vậy bé cũng có thể không bị ảnh hưởng bởi tình trạng nhiễm nấm men của bạn.

Một số người nghĩ rằng tưa miệng cũng có thể là do bé bú bình hoặc ngậm núm ti giả trong thời gian dài. Những người khác nghĩ rằng núm vú bình không sạch sẽ có thể là nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn vẫn có thể bị tưa miệng, vì thế rất khó có thể xác định được nguyên nhân duy nhất gây bệnh. Một số trẻ sơ sinh và mẹ đơn giản chỉ là dễ bị nhiễm nấm hơn người khác.

Dấu hiệu nhận biết bệnh tưa miệng

Nếu cha mẹ thấy những mảng trắng hoặc vàng đọng trong miệng hoặc cổ họng bé. Đặc biệt, nếu những mảng này khiến bé đau và quấy khóc khi bú hoặc mút sữa, cha mẹ có thể nghi ngờ đó là bệnh tưa miệng.

Cách điều trị bệnh tưa miệng

Nếu bác sĩ chẩn đoán bệnh tưa miệng, bác sĩ có thể kê thuốc trị nấm đường uống (thường là nystatin). Có thể mất 2 tuần mới sạch nhiễm trùng. Bác sĩ cũng có thể khuyên bạn cho bé uống acetaminophen để giảm đau. Một số bé bị tưa miệng cũng có thể phát triển bệnh hăm tã do nấm. Nếu con bạn gặp phải tình trạng này, bác sĩ sẽ kê cả nystatin để bôi ở vùng đóng tã cho bé.

Nếu bạn đang cho con bú, nhưng bé lại bị tưa miệng, nhiều bác sĩ khuyên nên bôi nystatin hoặc clotrimazole vào núm vú của bạn để 2 mẹ con không lây nhiễm qua lại. Hãy tái khám lại ngay nếu tình trạng viêm nhiễm vẫn không hết vì tình trạng tái phát ở bệnh này khá phổ biến.

Có thể ngăn chặn bé không bị tưa miệng không?

Vì tưa miệng thường gây ra bởi kháng sinh, do đó đừng cho bé uống những loại thuốc này trừ khi thực sự cần thiết (nên nhớ rằng thuốc kháng sinh không giúp chống lại virut). Rửa sạch và khử trùng núm vú cũng giúp ngăn chặn bệnh.

Và một số bác sĩ khuyên các mẹ đang cho con bú nên để núm vú mình thật sạch sẽ, thông thoáng giữa các lần cho con bú để giúp ngăn chặn bé mắc bệnh tưa miệng.

Bệnh tưa miệng có nguy hiểm không?

Không. Nhưng nếu bé quấy khóc nhiều và khó chịu thì bệnh có thể ảnh hưởng đến việc cho bé ăn. Nếu bé đang đói mà lại bị đau khi ăn thì sẽ rất khó chịu, rõ ràng là bé đang phải cố gắng vật lộn với chứng tưa miệng.

Hãy mang lại cho bé cảm giác thoải mái mà bé cần và nghe theo hướng dẫn của bác sĩ về việc sử dụng thuốc giảm đau. Và hãy tự dặn lòng rằng, tình trạng này rồi cũng sẽ qua.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *