Viêm bờ mi ở trẻ nhỏ

Viêm bờ mi có thể dẫn đến các tình trạng khác về mắt như chắp mắt, lẹo mắt hoặc các vấn đề với màng nước mắt (có thể dẫn đến mắt bị rách hoặc khô, do đó làm tăng nguy cơ nhiễm trùng giác mạc). Viêm bờ mi gây rắc rối, phiền phức nhưng thường không gây ra các vấn đề về thị lực.

Viêm bờ mi ở trẻ nhỏ
Viêm bờ mi ở trẻ nhỏ

Viêm bờ mi là gì?

Viêm bờ mi là chứng viêm mí mắt ở lông mi trên hoặc dưới. Nó có thể xảy ra ở bên ngoài mặt trước của mí mắt (nơi lông mi gắn vào) hoặc ở mặt trong (phần ẩm ướt chạm vào mắt)

Nếu bé bị viêm bờ mi, mí mắt có thể đỏ, có gỉ, sưng và kích ứng (ngứa). Mắt có thể đọng gỉ khi bé thức dậy vào buổi sáng. Mí mắt rát hoặc ngứa, bé cũng có thể cảm thấy cộm như có gì trong mắt khi nháy mắt. Ngoài ra, bé cũng có thể chảy nước mắt nhiều.

viem bo mi 2

Nguyên nhân gây viêm bờ mi?

Tình trạng này xảy ra khi dầu thừa quá nhiều trên bờ mí mắt gây ra sự phát triển quá mức của vi khuẩn thông thường trên vùng da ở đó. Bờ mi sau đó sẽ bị kích thích và viêm. Nó thường được thấy với tình trạng viêm da tiết bã (các mảng vẩy da khô quanh đầu hoặc mặt), dị ứng hoặc bệnh trứng cá đỏ rosacea (vấn đề khiến da bị đỏ).

Tôi có nên đưa bé đến khám bác sĩ không?

Có, hãy yêu cầu bác sĩ khám mắt cho bé. Mặc dù người lớn có thể tự khỏi được tình trạng này nhưng với trẻ em, tốt nhất nên cho thăm khám bác sĩ để có hướng điều trị hợp lý nhất.

Bác sĩ có thể điều trị hoặc giới thiệu bé đến bác sĩ mắt nhi khoa để được khám toàn diện hơn và loại trừ các bệnh về mắt nghiêm trọng hơn.

Viêm bờ mi có khỏi không?

Chắc chắn, nhưng vẫn có thể trở lại. Thật không may viêm bờ mi là bệnh mạn tính. Nó có thể xuất hiện sớm ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, xuất hiện rồi lại biến mất trong nhiều năm. Giữ gìn vệ sinh mí mắt tốt là một biện pháp phòng ngừa quan trọng cho trẻ bị viêm bờ mi, đồng thời làm như thế cũng giúp bé giảm được số lần bùng phát.

Cách điều trị viêm bờ mi ở trẻ nhỏ

  • Bác sĩ có thể đề nghị đắp khăn ấm, ướt, matxa mi mắt và áp dụng chế độ vệ sinh mi mắt hàng ngày. Có thể bạn sẽ được yêu cầu đắp khăn ấm cho mí mắt bé trong 5 đến 10 phút, hai đến bốn lần một ngày (thay khăn khi nguội). Sau khi đắp, nhẹ nhàng xoa bóp mi theo chuyển động tròn, sử dụng đầu ngón tay sạch hoặc khăn tắm ấm.
  • Rửa mắt hai lần một ngày sau khi sử dụng đắp, chườm ấm và chườm mát cũng giúp làm giảm số lượng vi khuẩn và loại bỏ các tế bào da chết, do đó, lỗ chân lông sẽ mở và khu vực bị viêm nhiễm có thể được chữa lành. Bác sĩ có thể khuyên dùng nước ấm, dung dịch muối đặc biệt, dầu gội pha loãng, hoặc một chế phẩm làm sạch mí mắt chuyên dụng. Rửa mắt cho bé sẽ không ảnh hưởng xấu gì, nhưng có thể sẽ khá khó khăn vì bé giẫy giụa.
  • Mẹo: Nếu con của bạn đủ lớn để thực hiện theo các hướng dẫn đơn giản, hãy thử để bé nhìn lên trần nhà trong khi bạn rửa mí dưới và nhìn xuống sàn nhà khi bạn rửa mí trên. Sử dụng một miếng gạc bông, miếng vải gạc, hay khăn rửa sạch và nhẹ nhàng chà dọc theo mí mắt.
  • Nếu bé đồng thời mắc một tình trạng liên quan khác, như viêm da hoặc rosacea, tất cả sẽ được điều trị cùng một lúc.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *