Chỉ số kali niệu bao nhiêu là bình thường?

Chỉ số kali niệu bao nhiêu là bình thường?
Chỉ số kali niệu bao nhiêu là bình thường?

Xét nghiệm kali niệu là gì?

Xét nghiệm kali niệu là xét nghiệm đo nồng độ kali trong nước tiểu. Kali là một nguyên tố quan trọng trong quá trình trao đổi chất của tế bào và có vai trò rất quan trọng trong việc duy trì sự cân bằng chất lỏng và chất điện giải trong cơ thể. Quá nhiều hay quá ít kali đều không tốt. Xét nghiệm nước tiểu giúp xác định lượng kali trong cơ thể, từ đó có biện pháp thay đổi để cân bằng mức kali và có sức khỏe tốt.

Khi nào cần xét nghiệm kali nước tiểu?

Bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm kali nước tiểu để chẩn đoán một số vấn đề, gồm có:

  • Tăng kali máu hoặc hạ kali máu (nồng độ kali trong máu quá cao hoặc quá thấp)
  • Bệnh thận hoặc tổn thương thận chẳng hạn như bệnh thận nang tủy
  • Các vấn đề về tuyến thượng thận, chẳng hạn như chứng giảm aldosteron và hội chứng Conn

Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể yêu cầu xét nghiệm kali nước tiểu để:

  • Kiểm tra mức kali trong trường hơp người bệnh bị nôn mửa, tiêu chảy kéo dài nhiều giờ hoặc nhiều ngày hoặc có dấu hiệu mất nước
  • Xác nhận mức kali trong trường hơp xét nghiệm kali máu cho kết quả cao hay thấp
  • Theo dõi các tác dụng phụ của thuốc hoặc các phương pháp điều trị khác

Tăng kali máu

Tăng kali máu là tình trạng có quá nhiều kali trong máu. Tăng kali máu có thể gây ra các triệu chứng như:

  • Buồn nôn
  • Mệt mỏi
  • Yếu cơ
  • Rối loạn nhịp tim

Nếu không được phát hiện hoặc không được điều trị, tăng kali máu có thể gây nguy hiểm và thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Tăng kali máu không phải lúc nào cũng được phát hiện trước khi xuất hiện triệu chứng.

Hạ kali máu

Hạ kali máu là tình trạng cơ thể có quá ít kali. Hạ kali máu nghiêm trọng có thể gây ra:

  • Mệt mỏi, uể oải
  • Chuột rút cơ hoặc yếu cơ
  • Táo bón
  • Tê hoặc châm chích

Nguyên nhân gây tăng và hạ kali máu

Tăng kali máu có thể xảy ra do suy thận cấp hoặc bệnh thận mạn tính. Các nguyên nhân khác cũng có thể khiến nồng độ kali trong nước tiểu tăng cao gồm có:

  • Hoại tử ốn thận cấp tính
  • Rối loạn ăn uống, chẳng hạn như chứng chán ăn hoặc cuồng ăn
  • Các bệnh thận khác
  • Hạ magie máu (nồng độ magie trong máu thấp)
  • Bệnh lupus
  • Một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc kháng sinh, thuốc chống đông máu, thuốc chống viêm không steroid (NSAID) và thuốc điều trị cao huyết áp như thuốc ức chế thụ thể angiotensin II (ARB) hoặc thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACE)
  • Toan hóa ống thận
  • Sử dụng quá nhiều thuốc lợi tiểu hoặc viên uống bổ sung kali
  • Bệnh tiểu đường type 1
  • Uống quá nhiều rượu hoặc sử dụng ma túy
  • Bệnh Addison

Nồng độ kali trong nước tiểu thấp có thể là do:

  • Suy tuyến thượng thận
  • Rối loạn ăn uống, chẳng hạn như chứng cuồng ăn
  • Ra quá nhiều mồ hôi
  • Lạm dụng thuốc nhuận tràng
  • Thiếu magie
  • Một số loại thuốc, gồm có thuốc chẹn beta và thuốc chống viêm không steroid (nsaid), thuốc lợi tiểu và một số loại thuốc kháng sinh
  • Nôn mửa hoặc tiêu chảy nghiêm trọng
  • Uống quá nhiều rượu
  • Thiếu axit folic
  • Nhiễm toan ceton
  • Bệnh thận mạn

Rủi ro của xét nghiệm kali niệu

Xét nghiệm kali niệu chỉ là một xét nghiệm nước tiểu bình thường và hoàn toàn không có rủi ro. Người bệnh chỉ cần lấy mẫu nước tiểu và nộp lại theo hướng dẫn.

Chuẩn bị trước xét nghiệm

Trước khi làm xét nghiệm kali niệu, người bệnh nên hỏi nhân viên y tế xem có cần tạm thời ngừng dùng loại thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn hay thực phẩm chức năng nào hay không. Một số loại thuốc và thực phẩm chức năng có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm kali nước tiểu gồm có:

  • Thuốc kháng sinh
  • Thuốc kháng nấm
  • Thuốc chẹn beta
  • Thuốc điều trị cao huyết áp
  • Thuốc lợi tiểu
  • Thuốc điều trị tiểu đường đường uống và insulin
  • Thảo dược
  • Viên uống bổ sung kali
  • Thuốc chống viêm không steroid (nsaid)

Người bệnh nên vệ sinh sạch sẽ vùng sinh dục trước khi lấy mẫu nước tiểu. Không được tự ý ngừng dùng bất kỳ loại thuốc kê đơn nào khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ. Chú ý không để mẫu nước tiểu tiếp xúc với da, lông mu, phân, máu kinh nguyệt, giấy vệ sinh và các chất có thể gây nhiễm bẩn khác.

Xét nghiệm kali niệu được thực hiện như thế nào?

Có hai loại xét nghiệm kali niệu: xét nghiệm kali niệu ngẫu nhiên và xét nghiệm kali niệu 24 giờ. Tùy vào mục đích xét nghiệm mà bác sĩ sẽ chỉ định loại xét nghiệm cụ thể. Xét nghiệm kali niệu 24 giờ có thể được thực hiện sau xét nghiệm kali niệu ngẫu nhiên để xác nhận kết quả.

Với xét nghiệm kali niệu ngẫu nhiên, người bệnh sẽ chỉ cần lấy mẫu nước tiểu một lần, sau đó nộp mẫu và sau đó mẫu nước tiểu sẽ được đem đi phân tích.

Với xét nghiệm kali niệu 24 giờ, người bệnh sẽ phải thu thập toàn bộ lượng nước tiểu thải ra trong khoảng thời gian 24 giờ vào một bình chứa lớn. Không lấy nước tiểu vào lần đi tiểu đầu tiên trong ngày, từ lần thứ hai mới bắt đầu thu thập nước tiểu. Sau 24 giờ, hãy mang bình chứa nước tiểu đến bệnh viện hộp lại theo hướng dẫn.

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về xét nghiệm kali niệu hay cách lấy mẫu nước tiểu, hãy hỏi trực tiếp nhân viên y tế để được giải đáp.

Ý nghĩa kết quả xét nghiệm

Ở người lớn, nồng độ kali trong nước tiểu bình thường dao động trong khoảng 25 – 125 mili đương lượng trên lít (mEq/L) mỗi ngày. Đối với trẻ nhỏ, mức kali bình thường là 10 – 60 mEq/L.

Sau khi xét nghiệm kali trong nước tiểu cho kết quả cao hoặc thấp bất thường, bác sĩ có thể yêu cầu làm xét nghiệm kali máu để xác nhận chẩn đoán hoặc kiểm tra các vấn đề mà xét nghiệm kali nước tiểu không phát hiện được.

Tóm tắt bài viết

Xét nghiệm kali trong nước tiểu là một xét nghiệm đơn giản, không xâm lấn giúp kiểm tra mức kali trong cơ thể. Có quá nhiều hoặc quá ít kali trong cơ thể đều có thể gây hại. Nếu không được điều trị, tình trạng hạ kali máu hay tăng kali máu có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Khi gặp bất kỳ triệu chứng nào của tăng kali máu hay hạ kali máu, hãy đi khám càng sớm càng tốt. Khi được phát hiện sớm, việc điều trị sẽ dễ dàng và hiệu quả hơn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *