Điều gì khiến bé bị nhiệt miệng?

Điều gì khiến bé bị nhiệt miệng?
Điều gì khiến bé bị nhiệt miệng?

Nội dung chính bài viết:

  • Nhiệt miệng hiếm khi xảy ra ở trẻ dưới 10 tuổi, nhưng nếu trẻ bị nhiệt miệng sẽ cảm thấy rất khó chịu.
  • Chưa rõ nguyên nhân thực sự gây nhiệt miệng, nhưng chúng có xu hướng di truyền trong gia đình. Cũng có nhiều yếu tố khác nhau kích hoạt nhiệt miệng: dị ứng thực phẩm, cắn vào lưỡi hoặc má, nhiễm virus,…
  • Nhiệt miệng thường tự khỏi sau 7-10 ngày mà không cần điều trị. Hạn chế ăn uống đồ cay nóng, thực phẩm lạnh (kem, nước đá,…) có thể giúp bé cảm giác dễ chịu hơn. Có thể sử dụng thuốc bôi để nhanh lành vết thương và có thể cho bé dùng giảm đau theo chỉ định của bác sĩ.

Bé bị đau bên trong miệng và gây khó chịu cho bé khi ăn. Đó có thể là nhiệt miệng không?

Nhiệt miệng rất hiếm xảy ra ở trẻ sơ sinh. Trên thực tế, chúng hiếm khi xảy ra ở trẻ dưới 10 tuổi, nhưng nếu bị, đây sẽ là nguyên nhân gây ra sự khó chịu cho bé. Nhiệt miệng là một vết loét mở rộng màu trắng hoặc màu vàng được bao quanh bởi một quầng màu đỏ.

Các vết nhiệt miệng thường xuất hiện bên trong má hoặc môi, cũng như trên lưỡi, lợi và vòm miệng mềm (mô mềm xung quanh và đằng sau vòm cứng của miệng). Chúng thường xuất hiện tách rời nhưng cũng có thể xuất hiện theo các cụm nhỏ.

Các vết nhiệt miệng không nghiêm trọng, nhưng chúng có thể gây đau đớn, đặc biệt là khi bé đang ăn hoặc uống hoặc khi chúng bị chạm vào.

Nguyên nhân gây nhiệt miệng là gì?

Vẫn chưa rõ nguyên nhân thực sự gây nhiệt miệng là gì. Chúng có xu hướng di truyền trong các gia đình. Một số người dễ bị nhiệt miệng khi họ bị căng thẳng.

Nhiệt miệng cũng có thể xuất hiện sau một chấn thương ở miệng, như một vết rách gây ra bởi một quy trình nha khoa hoặc cắn vào lưỡi hoặc má. Có một số bằng chứng cho thấy dị ứng thực phẩm, nhiễm virut, và chế độ ăn uống không đầy đủ (đặc biệt, không đủ sắt, axit folic, kẽm, hoặc B12) cũng có thể gây nhiệt miệng.

Nhiệt miệng có giống với bệnh rộp môi (cold sore) hay không? Không, nhiệt miệng và rộp môi là hai tình trạng khác nhau. Các vết loét trong nhiệt miệng không lây lan, và chúng xuất hiện trong các mô mềm của miệng. Trong khi đó, rộp môi (do virut herpes simplex gây ra) có thể lây lan và xuất hiện ở bên ngoài môi.

Nên điều trị nhiệt miệng như thế nào?

Nhiệt miệng hầu như luôn tự khỏi, thường là trong một tuần đến mười ngày (mặc dù những người lớn có thể mất nhiều thời gian hơn). Tình trạng đau đớn thường giảm xuống trong ba hoặc bốn ngày.

Trong khi chờ đợi, bạn có thể muốn dùng đá để gây tê vùng bị đau. Nếu trẻ ăn thức ăn đặc, thức ăn lạnh hoặc đông lạnh – như nước đá – cũng có thể hiệu quả. Nhưng không nên cho bé ăn thức ăn nóng, thức ăn cay hoặc cam quýt, có thể khiến miệng bé đau thêm.

Bạn có thể thử gel hoặc kem đánh răng, nhưng cẩn thận – việc chạm vào vết loét có thể gây tổn thương. Đối với phương pháp điều trị tại nhà, kết hợp 1 phần hydrogen peroxide và 1 phần nước. Bôi (nhẹ nhàng) lên vết loét bằng bông gòn. Sau đó vỗ nhẹ lên với một chút nước khoáng “Milk of Magnesia”. Thực hiện ba hoặc bốn lần mỗi ngày để làm dịu vết loét và giúp nó lành lại.

Nếu bé có vẻ khó chịu, hãy hỏi ý kiến bác sĩ về việc cho bé uống thuốc giảm đau thông thường, như acetaminophen hoặc ibuprofen. (Không bao giờ cho trẻ uống aspirin vì nó có thể gây ra một căn bệnh hiếm gặp nhưng gây chết người được gọi là hội chứng Reye ở trẻ em mắc bệnh do virut)

Có nên đưa đến khám bác sĩ nếu bé bị nhiệt miệng hay không?

Nếu bạn không chắc chắn liệu vết loét của bé là nhiệt miệng hay không, hoặc đã kéo dài lâu hơn vài tuần, hãy đưa bé đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán.

Cũng nên nói chuyện với bác sĩ nếu con bạn có các triệu chứng khác – như phát ban, hạch bạch huyết sưng lên, hoặc sốt – hoặc nếu vết loét làm cho bé khó uống đủ nước. Hãy nói chuyện với bác sĩ nếu con bạn dường như thường xuyên bị nhiệt miệng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *