Giãn đài bể thận có nguy hiểm không? Điều trị bằng cách nào?

Giãn đài bể thận là một tình trạng xảy ra với đài thận. Đài thận là các cấu trúc có hình dạng như chiếc phễu và là nơi mà nước tiểu bắt đầu được gom lại. Mỗi quả thận có từ 6 đến 10 đài thận. Chúng nằm ở rìa ngoài của thận.

Giãn đài bể thận có nguy hiểm không? Điều trị bằng cách nào?
Giãn đài bể thận có nguy hiểm không? Điều trị bằng cách nào?

Giãn đài bể thận là khi các đài thận bị giãn ra và sưng lên do ứ nước tiểu. Giãn đài bể thận thường là do một bệnh lý ảnh hưởng đến thận gây ra, chẳng hạn như nhiễm trùng đường tiết niệu. Cách duy nhất để xác nhận giãn đài bể thận là làm xét nghiệm và các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh. Trên thực tế, hầu hết các trường hợp bị giãn đài bể thận đều được phát hiện khi khám một vấn đề khác.

Triệu chứng của giãn đài bể thận

Bản thân giãn đài bể thận không có bất kỳ triệu chứng nào. Tuy nhiên, các bệnh lý gây giãn đài bể thận thì có triệu chứng.

Một số triệu chứng thường gặp của các vấn đề về thận gồm có:

  • Tiểu ra máu
  • Đau bụng
  • Tiểu khó
  • Buồn tiểu liên tục
  • Mủ trong nước tiểu
  • Nước tiểu có màu bất thường hoặc có mùi hôi

Nguyên nhân gây giãn đài bể thận

Giãn đài bể thận thường do một vấn đề ảnh hưởng đến thận gây ra, chẳng hạn như:

  • Ung thư bàng quang
  • Tắc nghẽn thận (thường là do dị tật bẩm sinh)
  • Xơ cứng thận
  • Khối u hoặc nang
  • Thận ứ nước, tình trạng nước tiểu ứ đọng trong thận
  • Nhiễm trùng thận
  • Sỏi thận
  • Bệnh lao thận hoặc tiết niệu
  • Ung thư thận
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu
  • Tắc nghẽn đường tiết niệu

Chẩn đoán giãn đài bể thận

Giãn đài bể thận thường được chẩn đoán cùng lúc với các vấn đềliên quan đến thận khác. Đầu tiên, bác sĩ sẽ hỏi người bệnh về các triệu chứng mà người bệnh gặp phải. Sau đó, bác sĩ sẽ khám lâm sàng để xem khu vực xung quanh thận có bị sưng và đau hay không.

Tiếp theo, người bệnh sẽ phải làm xét nghiệm nước tiểu và một số kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh:

  • Nội soi bàng quang: Đưa ống nội soi qua niệu đạo vào bàng quang để quan sát thận và bàng quang.
  • Siêu âm ổ bụng: Sử dụng sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh của các cơ quan trong ổ bụng. Siêu âm giúp phát hiện sự ứ nước tiểu hoặc vật thể lạ trong thận.
  • Chụp X quang hệ tiết niệu bằng đường tĩnh mạch: Sử dụng kết hợp tia X và thuốc cản quang để tạo hình ảnh của thận.
  • Tổng phân tích nước tiểu để kiểm tra dấu hiệu nhiễm trùng và các bất thường khác trong mẫu nước tiểu.

Điều trị giãn đài bể thận

Việc điều trị giãn đài bể thận phụ thuộc vào nguyên nhân. Các phương pháp điều trị cho một số vấn đề về thận phổ biến gồm có:

  • Thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng
  • Phẫu thuật để loại bỏ khối u hoặc sỏi thận
  • Ống thông tiểu để loại bỏ nước tiểu ứ đọng

Biến chứng của giãn đài bể thận

Nếu không được điều trị, các bệnh lý gây giãn đài bể thận có thể dẫn đến các biến chứng, bao gồm cả suy thận mạn giai đoạn cuối. Đây là lúc mà chức năng thận bị suy giảm nghiêm trọng và không thể phục hồi. Người bệnh sẽ phải ghép thận hoặc lọc máu.

Giãn đài bể thận do nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc tắc nghẽn đường tiết niệu cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận.

Giãn đài bể thận có chữa khỏi được không?

Giãn đài bể thận hầu như luôn xảy ra do một vấn đề liên quan đến thận. Một khi vấn đề này được điều trị, đài bể thận sẽ trở lại trạng thái bình thường. Điều quan trọng là phải đi khám càng sớm càng tốt khi nhận thấy thay đổi bất thường. Nhiều vấn đề gây giãn đài bể thận có thể dẫn đến tổn thương thận vĩnh viễn nếu không được điều trị kịp thời.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *