Ho gà ở trẻ sơ sinh

Ho gà, còn được gọi là pertussis (ho khục khặc), là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây viêm nhiễm phổi và các đường thở. Vi trùng bệnh ho gà cũng nhiễm vào đường thở, nơi mà chúng sẽ gây ra tình trạng ho kéo dài.

Ho gà ở trẻ sơ sinh
Ho gà ở trẻ sơ sinh

Nội dung chính bài viết:

  • Cái tên ho gà xuất phát từ những âm thanh kỳ lạ, giống như tiếng chim/gà kêu mà trẻ em thường tạo ra khi bị bệnh và cố gắng hít thở sâu giữa các lần ho. Trẻ sơ sinh có thể không đủ khỏe để tạo ra những âm thanh đặc trưng này.
  • Ho gà rất nguy hiểm đối với trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi, đặc biệt dễ bị các biến chứng như viêm phổi, co giật, tổn thương não, thậm chí tử vong.
  • Bệnh chủ yếu lây theo đường hô hấp hoặc tiếp xúc trực tiếp qua giọt nước bọt khi người nhiễm vi khuẩn ho, hắt hơi, nói chuyện hoặc tiếp xúc với đồ vật bị nhiễm dịch tiết đường hô hấp.
  • Bệnh có khả năng lây cao nhiễm cao nhất trong giai đoạn đầu nhiễm bệnh.
  • Cần đưa bé đi khám ngay khi phát hiện bệnh và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.

Các triệu chứng của ho gà

Triệu chứng sớm

Ho gà thường bắt đầu với các triệu chứng giống cúm hoặc cảm lạnh, kéo dài từ 1-2 tuần, nhưng đôi khi có tiếp diễn tới 3 tuần. Các triệu chứng bao gồm:

  • Hắt hơi
  • Sổ mũi
  • Ho nhẹ
  • Sốt nhẹ

Các triệu chứng giai đoạn sau

Sau 1 hoặc 2 tuần, trẻ bị ho gà sẽ phát triển thêm một số triệu chứng dễ nhận biết sau:

  • Những cơn ho ngắn, nhanh khoảng 20-30 giây rồi dừng lại, tiếp đó là âm thanh “khụ khụ” khi họ cố gắng thở trước khi cơn ho tiếp theo bắt đầu. Cơn ho thường nặng vào ban đêm.
  • Ho có đờm hoặc nôn ra dịch nhầy
  • Kiệt sức sau những cơn ho
  • Môi và móng tay chuyển sang màu tái xanh do thiếu oxy

Ho gà kéo dài bao lâu?

Ho gà có thể kéo dài đến 10 tuần, hoặc thậm chí lâu hơn, mặc dù các cơn ho thường sẽ bắt đầu thuyên giảm trong vòng 6 tuần.

Tiến triển của bệnh thường là:

Giai đoạn 1: các triệu chứng cảm lạnh trong 1-2 tuần

Giai đoạn 2: cơn ho kéo dài từ 1-6 tuần nữa

Giai đoạn 3: phục hồi dần dần, thỉnh thoảng mới ho, giai đoạn này kéo dài tầm 2-3 tuần.

Lưu ý rằng bệnh thường ít nghiêm trọng hơn và khỏi nhanh hơn ở những người đã tiêm vắc xin ho gà.

Nguy hiểm đặc biệt đối với trẻ sơ sinh

Bệnh này có thể rất nguy hiểm đối với trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi, đặc biệt dễ bị các biến chứng như viêm phổi, co giật, tổn thương não, thậm chí tử vong. Nếu bạn nghĩ con mình có thể bị bệnh ho gà, điều quan trọng là đưa bé đến bác sĩ ngay.

Điều quan trọng là quan sát trẻ bị ho gà đề phòng bé ngưng thở. Nếu con bạn khó thở, hãy gọi cấp cứu hoặc đưa bé đến phòng cấp cứu gần nhất. Ngoài ra cũng cần đưa bé đến phòng cấp cứu ngay nếu bé nôn mửa, co giật hoặc có dấu hiệu mất nước.

Trẻ sơ sinh bị nhiễm bệnh ho gà như nào?

Ho gà rất dễ lây. Con của bạn có thể đã bị nhiễm do tiếp xúc trực tiếp với một người bị nhiễm vi khuẩn hoặc chỉ đơn giản là thở không khí bị nhiễm vi trùng. Vi khuẩn thường đi vào mũi hoặc cổ họng.

Hầu hết trẻ em đều được tiêm phòng một số loại vắc-xin chống ho gà như một phần của chuỗi vắc xin DTaP, cũng có thể bảo vệ chống lại bệnh bạch hầu và uốn ván. Các mũi chích ngừa bắt đầu từ 2 tháng tuổi và tiếp tục cho đến khi trẻ được 4 đến 6 tuổi.

Khả năng bảo vệ bé khỏi bệnh sẽ tăng lên sau mỗi lần tiêm, vì vậy nguy cơ bị bệnh sẽ thấp nhất sau khi bé được tiêm mũi thứ 5 trong loạt mũi tiêm phòng này, từ 4 đến 6 tuổi. Tuy nhiên, sau đó bé vẫn có nguy cơ nhỏ mắc bệnh ho gà, vì vắc-xin không có hiệu quả 100%.

Số trường hợp trẻ mắc ho gà tại Mỹ đã tăng từ khoảng 1.000 vào năm 1976 lên gần 26.000 vào năm 2005 (tuy nhiên số ca bệnh đã giảm phần nào kể từ đó). Hầu hết các trường hợp nhiễm trùng này đều ở trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi và trẻ em trên 7 tuổi.

Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật (CDC) đã cảnh báo rằng, như một biện pháp phòng ngừa, trẻ sơ sinh nên tránh xa những người bị ho. Họ cũng khuyến cáo rằng người lớn và thanh thiếu niên tiếp xúc với trẻ sơ sinh nên được tiêm phòng DTaP để bảo vệ họ khỏi bị ho gà và lây truyền sang cho bé.

Bác sĩ sẽ làm gì?

Bác sĩ sẽ lắng nghe tiếng ho của con bạn, và có thể sẽ lấy dịch mũi để kiểm tra các tế bào vi khuẩn ho gà. Nếu bác sĩ nghi ngờ bé bị ho gà, trẻ sẽ không chờ đợi kết quả xét nghiệm, vì điều này có thể làm mất thời gian. Thay vào đó, ngay lập tức bác sĩ sẽ kê thuốc kháng sinh cho bé chỗng lại nhiễm trùng. (Một khi xác nhận chính xác bé bị ho gà, thì tất cả những người tiếp xúc gần gũi với bé đều cần được điều trị bằng kháng sinh). Thuốc kháng sinh có thể giúp làm giảm các triệu chứng nếu được sử dụng từ rất sớm. Nếu sử dụng muộn, chúng không thể rút ngắn thời gian bệnh, nhưng vẫn có thể loại bỏ các vi khuẩn khỏi các dịch tiết của bé, ngăn không cho nó lây lan sang người khác. Ngoài ra, bạn chẳng thể làm gì ngoài việc đợi cho tình trạng ho thuyên giảm, thường kéo dài từ 6 đến 10 tuần.

ho ga 2

Đừng cho bé uống thuốc trị ho trừ khi bác sĩ đề nghị. Ho là phản ứng tự nhiên của cơ thể khi nó cần để đẩy và làm sạch dịch nhầy ở phổi. Nếu ngăn chặn phản ứng đó, bạn có thể đang cản trở khả năng tự chữa lành của bé. Tất nhiên, nếu ho sẽ trở nên tồi tệ hơn ngay cả khi dùng kháng sinh, hãy gọi ngay cho bác sĩ. Trong những trường hợp nghiêm trọng, trẻ em phải nhập viện, thở oxy, và truyền nước qua tĩnh mạch để tránh mất nước.

Sau khi bị bệnh ho gà, bé có miễn dịch không? Bé có cần tiêm phòng các mũi ho gà nữa không?

Tiếc là, những người đã bị ho gà vẫn có nguy cơ mắc lại, mặc dù tình trạng lây nhiễm sau này thường nhẹ hơn so với lần đầu. Vì thế con bạn vẫn có nguy cơ bị nhiễm và vì mũi tiêm phòng DtaP có chức năng bảo vệ quan trọng chống lại bệnh bạch hầu và uốn ván nên hãy đảm bảo bé đã tiêm đủ các mũi này.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *