Kẽm trong chế độ ăn uống của bà bầu

Tình trạng thiếu hụt kẽm rất hiếm, nhưng nếu xảy ra có thể dẫn đến mất khả năng khứu giác và vị giác, mất cảm giác thèm ăn, không phát triển (đối với trẻ em) và giảm khả năng miễn dịch trước các bệnh nhiễm trùng.
Kẽm trong chế độ ăn uống của bà bầu
Kẽm trong chế độ ăn uống của bà bầu

Tại sao bà bầu cần kẽm trong quá trình mang thai?

Con của bạn cần kẽm để nuôi lớn tế bào và sản xuất cũng như hoạt động DNA – bản mã di truyền của cơ thể. Việc có đủ kẽm đặc biệt quan trọng trong thời kỳ mang thai vì có sự tăng trưởng tế bào quá nhanh. Khoáng chất thiết yếu này cũng giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch của bạn, duy trì khứu giác và vị giác, đồng thời chữa lành vết thương.

Một số nghiên cứu liên kết sự thiếu hụt kẽm với tình trạng cân nặng khi sinh thấp và các vấn đề khác trong thời kỳ mang thai, chuyển dạ và sinh nở.

Hàm lượng kẽm cần thiết

  • Phụ nữ mang thai từ 18 tuổi trở xuống: 12 mg (mg) mỗi ngày
  • Phụ nữ có thai từ 19 tuổi trở lên: 11 mg mỗi ngày
  • Phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ từ 18 tuổi trở xuống: 13 mg mỗi ngày
  • Phụ nữ cho con bú sữa mẹ từ 19 tuổi trở lên: 12 mg mỗi ngày
  • Phụ nữ không mang bầu từ 19 tuổi trở lên: 8 mg mỗi ngày

Bạn không cần phải bổ sung đủ hàm lượng kẽm khuyến cáo mỗi ngày, thay vào đó, hãy bổ sung đủ lượng trung bình trong vài ngày hoặc một tuần.

Các thực phẩm giàu kẽm

Các loại ngũ cốc bổ sung kẽm, thịt đỏ là những nguồn thực phẩm giàu khoáng chất này. Bạn cũng có thể hấp thụ kẽm từ một số động vật có vỏ, gia cầm, đậu, hạt, ngũ cốc nguyên cám và các sản phẩm từ sữa.

Dưới đây là một số nguồn thực phẩm tốt khác chứa kẽm dành cho phụ nữ mang thai:

  • 85g cua Dungeness nấu chín: 4,7 mg
  • 85g thịt bò nấu chín: 3.7 đến 5.8 mg
  • 85g thịt gà tây nấu chín: 3,0 mg
  • 85g thịt heo nấu chín: 1,9 đến 3,5 mg
  • 220ml sữa chua không béo trộn trái cây: 1.8 mg
  • 28g hạt điều: 1,6 mg
  • 220ml sữa: 1,0 mg
  • 1/2 chén đậu nướng: 0,9 đến 2,9 mg
  • 28g hạnh nhân: 0.9 mg
  • 28g đậu phộng: 0.9 mg
  • 28g pho mai Cheddar: 0,9 mg

(Lưu ý 85g thịt có kích cỡ bằng khoảng một bộ bài)

Hàu thực sự là nguồn thực phẩm giàu kẽm nhất – chỉ cần 2 con cũng cung cấp hàm lượng kẽm nhiều hơn mức được đề nghị cho cả ngày – nhưng các chuyên gia lại khuyên nên thận trọng khi ăn hàu sống trong thời kỳ mang thai vì nguy cơ mắc bệnh do thực phẩm. Hơn nữa, hàu thu hoạch từ một số khu vực có hàm lượng thuỷ ngân cao.

Bà bầu có nên uống bổ sung kẽm?

Nếu không nhận được đủ từ chế độ ăn uống, vitamin dành cho bà bầu của bạn rất có thể sẽ cung cấp đủ lượng kẽm bạn cần.

Bà bầu có thể nhận được quá nhiều kẽm không?

Không được. Quá nhiều kẽm có thể gây buồn nôn, nôn, đau bụng, và tiêu chảy. Trên thực tế, Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ, cơ quan đưa ra mức hàm lượng đề nghị hàng ngày cho chính phủ, gợi ý rằng, người lớn không nên nhận nhiều hơn 40 mg kẽm mỗi ngày từ tất cả các nguồn. (Phụ nữ 18 tuổi trở xuống không nên tiêu thụ quá 34 mg)

Dấu hiệu thiếu hụt kẽm

Tình trạng thiếu hụt kẽm rất hiếm, nhưng nếu xảy ra có thể gây ra cảm mất khả năng khứu giác và vị giác, mất cảm giác thèm ăn, không phát triển (đối với trẻ em) và giảm khả năng miễn dịch trước các bệnh nhiễm trùng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *