Lồng ruột ở trẻ em: Triệu chứng và cách điều trị

Lồng ruột là một bệnh lý thường xảy ra ở trẻ nhỏ. Nếu không được điều trị, bệnh có thể đe dọa tính mạng. Nếu được chẩn đoán sớm, bệnh hoàn toàn có thể điều trị được.

Lồng ruột ở trẻ em: Triệu chứng và cách điều trị
Lồng ruột ở trẻ em: Triệu chứng và cách điều trị

Lồng ruột là bệnh gì?

Đây là vấn đề nghiêm trọng về đường ruột, trong đó khúc ruột phía trên di chuyển và chui vào khúc ruột phía dưới (hoặc khúc ruột bên cạnh nó) – hãy tưởng tượng một chiếc cốc du lịch có thể gập lại. Điều này dẫn đến chứng viêm và sưng mà cuối cùng có thể làm tắc hoặc rách ruột. Nếu không được điều trị, tình trạng này có thể đe doạ đến tính mạng, nhưng khi được chẩn đoán sớm thì hoàn toàn có thể điều trị được.

Tại Hoa Kỳ, mỗi năm có từ 1 đến 4 trẻ em trên 1.000 trẻ bị phát hiện tình trạng lồng ruột. Hầu hết là trẻ từ 6 tháng tuổi đến 3 năm và 80% trong số đó là dưới 2 tuổi. Lồng ruột hiếm khi xảy ra ở trẻ từ 5 tuổi trở lên. Bé trai thường có khả năng mắc bệnh nhiều gấp 4 lần các bé gái.

Các nhà nghiên cứu hiện vẫn còn khá mơ hồ về nguyên nhân gây ra tình trạng này. Một số chuyên gia gợi ý rằng nguyên nhân có thể là do nhiễm vi khuẩn hoặc virut. Ở trẻ dưới 3 tháng tuổi và trẻ em từ 5 tuổi trở lên, sự phát triển u lành ở trong thành ruột có thể chính là thủ phạm.

Các triệu chứng khi trẻ bị lồng ruột

Nếu bé bị lồng ruột, bé sẽ bị đau quặn từng cơn. Dấu hiệu của bệnh lồng ruột:

  • Những cơn đau trở nên nặng và thường xuyên hơn
  • Bé có thể bị nôn mửa
  • Phân dính máu và chất nhầy như thạch nho (khoảng 50% trẻ xuất hiện dấu hiệu này)
  • Bé đị đổ mồ hôi và mệt mỏi, lờ đờ
  • Sau vài giờ trẻ có thể có dấu hiệu mất nước, như mắt trũng, miệng khô, tã khô.
  • Khi tình trạng tiến triển nặng, bụng trẻ có thể trở nên cứng và sưng phù và có thể cẩm nhận thấy u khúc cuộn ở giữa bụng hoặc bên bụng phải.

long ruot 3

Tình trạng này càng sớm được chẩn đoán càng tốt. Càng chờ lâu, việc điều trị càng khó khăn hơn. Vì vậy nếu bạn thấy bé đau từng cơn và tình trạng ngày càng xấu đi, hãy gọi cho bác sĩ để tìm hiểu xem có nên cho bé đến phòng khám hoặc phòng cấp cứu hay không. Nếu không thể gọi cho bác sĩ, hãy đưa bé đến phòng cấp cứu ngay. Lồng ruột là một trường hợp khẩn cấp đòi hỏi được chăm sóc bởi các y bác sĩ có tay nghề cao và không có khả năng tự hết.

Các cách điều trị chứng lồng ruột

Nếu bác sĩ nghi ngờ bé bị lồng ruột thì chụp X quang hoặc siêu âm là có thể xác minh được. Một khi đã chắc chắn bé bị lồng ruột, bé sẽ được thăm khám bởi bác sĩ X quang, bác sĩ sẽ cố gắng đẩy ruột trở lại vị trí bằng cách sử dụng một dụng cụ thụt. Quy trình này khá nhanh và an toàn, nhưng trẻ phải được kiểm soát vì bé có thể cảm thấy khó chịu.

Bệnh có thể bị tái phát sau một hoặc 2 quy trình, vì vậy trẻ sẽ phải ở lại trong bệnh viện một vài ngày, bé có thể về nhà khi có thể ăn và xì hơi bình thường.

Lộng ruột khá đáng sợ nhưng khi được chẩn đoán sớm khả năng hồi phục gần như là 100%.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *