Những loại thuốc không nên cho trẻ sơ sinh hoặc trẻ tập đi uống

Luôn phải tham vấn ý kiến ​​bác sĩ trước khi cho con hoặc trẻ mới biết đi uống bất kỳ loại thuốc nào, đặc biệt nếu đó là lần đầu tiên. Trẻ nhỏ có nhiều khả năng xảy ra phản ứng phụ với thuốc hơn so với người lớn, vì vậy cho trẻ dùng thuốc theo toa hoặc không kê toa (OTC) – ngay cả thuốc “tự nhiên” hoặc “thảo dược” – là việc làm cần hết sức thận trọng.
Những loại thuốc không nên cho trẻ sơ sinh hoặc trẻ tập đi uống
Những loại thuốc không nên cho trẻ sơ sinh hoặc trẻ tập đi uống

Nếu con bạn nôn hoặc phát ban khi dùng thuốc, hãy gọi cho bác sĩ ngay. Trong trường hợp phát hiện thấy một chai thuốc mở ra bên cạnh bé và dù không chắc chắn bé có tự động uống hay không, cũng nên gọi bác sĩ luôn.

Dưới đây là một số loại thuốc bạn không nên cho con uống:

Aspirin

Không bao giờ cho bé aspirin hoặc bất kỳ loại thuốc nào có chứa aspirin trừ khi bác sĩ đề nghị. Aspirin có thể khiến trẻ dễ bị hội chứng Reye, một căn bệnh hiếm gặp nhưng dễ gây tử vong.

Đừng cho rằng các loại thuốc dành cho trẻ có bán trong các tiệm thuốc không có aspirin. Aspirin đôi khi được liệt kê dưới tên “salicylate” hoặc “acid acetylsalicylic”, vì vậy hãy đọc nhãn cẩn thận và hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ nếu bạn không chắc chắn sản phẩm đó có chứa aspirin hay không.

Khi bé sốt hoặc có những triệu chứng khó chịu khác, hãy hỏi bác sĩ xem có thể cho trẻ dùng các loại thuốc giảm đau, hạ sốt acetaminophen hoặc ibuprofen. Trừ khi bác sĩ yêu cầu, đừng cho trẻ dưới 3 tháng dùng acetaminophen và không cho trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi dùng ibuprofen.

Nếu bé bị mất nước hoặc nôn mửa hoặc hen suyễn, các vấn đề về thận, có vết loét, hoặc một bệnh cần điều trị lâu dài nào khác, hãy nói chuyện với bác sĩ trước khi cho bé ibuprofen. (Cũng nên nói chuyện với bác sĩ về cách thay thế acetaminophen nếu con mắc bệnh gan).

Thuốc trị ho và cảm lạnh bán tự do (OCT)

Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) cho biết, các loại thuốc trị ho và cảm lạnh OTC không nên dùng cho trẻ em từ 3 tuổi trở xuống. Các nghiên cứu cho thấy những loại thuốc này không những chẳng giúp làm giảm triệu chứng ở trẻ ở lứa tuổi này mà còn có thể gây hại, đặc biệt nếu cho bé uống nhầm liều lượng cao hơn mức khuyến cáo.

Ngoài tình trạng buồn ngủ, buồn nôn và phát ban, trẻ có thể bị các phản ứng phụ nghiêm trọng như nhịp tim đập nhanh, co giật và thậm chí tử vong. Hàng năm, hàng ngàn trẻ em trên khắp đất nước Mỹ đã từng phải cấp cứu sau khi uống quá nhiều thuốc trị ho và cảm lạnh mua tự do hoặc có các phản ứng phụ.

Nếu bé mệt mỏi, khó chịu vì cảm lạnh, bạn có thể sử dụng máy làm ẩm, hoặc áp dụng các biện pháp khắc phục tại nhà. Ngoài ra cũng có thể yêu cầu bác sĩ gợi ý các biện pháp giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn.

Thuốc chống nôn

Đừng cho trẻ uống thuốc chống nôn trừ khi bác sĩ yêu cầu. Hầu hết các cơn nôn ói đều diễn ra nhanh chóng trong thời gian ngắn và trẻ sơ sinh cũng như trẻ mới chập chững biết đi thường vẫn cảm thấy ổn nếu không dùng thuốc.

Ngoài ra, thuốc chống buồn nôn còn có nguy cơ và các biến chứng tiềm ẩn. (Nếu con bạn nôn mửa và bắt đầu mất nước, hãy liên hệ với bác sĩ để được hướng dẫn về những biện pháp can thiệp hỗ trợ tại nhà).

non tro

Thuốc dành cho người lớn

Cho trẻ uống liều lượng nhỏ các loại thuốc của người lớn là điều hết sức nguy hiểm. Ngoài ra, một số thuốc dạng giọt của trẻ sơ sinh đậm đặc hơn loại dung dịch của trẻ lớn, do đó hãy cẩn thận lấy đúng liều lượng cho bé. Luôn dùng ống đo đi kèm theo hộp thuốc để lấy liều lượng chính xác.

Nếu hưỡng dẫn sử dụng không liệt kê liều lượng tương ứng với độ tuổi và cân nặng của bé, đừng cho bé uống thuốc đó.

Thuốc dành cho người khác hoặc để điều trị bệnh lý khác

Thuốc kê toa dành cho người khác (như anh chị em ruột) hoặc để điều trị các bệnh khác có thể không hiệu quả hoặc thậm chí nguy hiểm khi cho con bạn uống. Chỉ cho con uống thuốc được kê cho bé và để điều trị tình trạng cụ thể của bé.

Các loại thuốc đã hết hạn

Vứt bỏ tất cả những thuốc đã bị đổi màu hoặc nát – hoặc nhìn chung là những loại trông không còn giống như mới đầu mua về. Sau hạn sử dụng, thuốc có thể không còn hiệu quả và thậm chí còn có hại.

Ngoài ra, bạn cũng không nên xả thuốc cũ vào nhà vệ sinh vì chúng có thể gây ô nhiễm nguồn nước ngầm và cuối cùng là ảnh hưởng đến nguồn cung cấp nước sạch. Tuy nhiên, một số loại thuốc có khả năng gây hại cho trẻ em, vật nuôi và những thứ khác mà các cơ quan chức năng khuyên nên xả trong nhà vệ sinh thay vì bỏ chúng vào thùng rác.

Nếu bạn không biết chắc cách xử lý những loại thuốc không mong muốn của mình, hãy hỏi dược sĩ, bác sĩ hoặc tham khảo các bài viết về cách vứt bỏ thuốc đã hết hiệu lực một cách an toàn.

Thuốc viên nhai

Thuốc nhai hoặc các loại thuốc khác ở dạng viên là một nguy cơ gây nghẹt ở trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi. Nếu con của bạn đang bắt đầu ăn thức ăn thôi và bạn muốn sử dụng thuốc dạng viên, hãy hỏi bác sĩ xem có thể nghiền nát nó và cho vào một thìa thức ăn mềm như yaourt hoặc sốt táo hay không. (Hãy chắc chắn rằng bé ăn hết cả muỗng để nhận được liều đầy đủ.)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *