Phát ban ở trẻ sơ sinh

Phát ban rất phổ biến. Tình trạng này thường kéo dài vài giờ đến vài ngày, nhưng cũng có thể trong nhiều tháng liên tiếp. Chúng không lây nhiễm, nhưng có thể lây lan trên da. Chúng có thể biến mất khỏi một vùng da rồi lại mọc ở vị trí khác.

Phát ban ở trẻ sơ sinh
Phát ban ở trẻ sơ sinh

Phát ban là gì?

Phát ban còn được gọi là nổi mề đay hoặc sưng hạch, một vùng da bị ngứa và nổi lên. Các nốt phát ban có thể xuất hiện ở nhiều hình dạng khác nhau, nhưng chúng thường được phân vùng, xác định rõ ràng với vùng giữa nốt có màu mờ, nhợt nhạt, bao quanh là một đường viền màu đỏ.

Nguyên nhân gây phát ban?

Phát ban xảy ra khi cơ thể tiết ra một chất có tên là histamine. Có rất nhiều nguyên nhân khiến bạn có thể khó xác định được thủ phạm chính xác. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến nhất:

  • Côn trùng cắn, đốt: Ví dụ nếu con của bạn bị dị ứng với ong hoặc kiến ​​lửa, thì bé có thể phản ứng phát ban khi bị cắn hoặc đốt.
  • Thức ăn: Một đứa trẻ có thể bị phát ban khi phản ứng với một thứ gì đó được ăn vào. Các loại thực phẩm có nhiều khả năng nhất là sữa, trứng, đậu phộng, các loại hạt cây (như hạnh nhân, óc chó, quả đào), đậu nành, lúa mì, cá và động vật có vỏ. Một số chất phụ gia thực phẩm và chất bảo quản cũng có thể kích hoạt phát ban. Trẻ bị phát ban vì dị ứng với protein trong thực phẩm hoặc vì cơ thể phản ứng với hóa chất trong thực phẩm bằng cách phóng thích histamine. Một số trẻ thậm chí phát ban chỉ đơn giản là do tiếp xúc với các loại thực phẩm nhất định như khi đánh đổ nước ép dâu tây vào da.
  • Chất gây dị ứng: Ví dụ nếu con bạn bị dị ứng với mèo, bé có thể nổi điên lên khi chạm vào loài vật này. Một đứa trẻ thậm chí có thể phát triển phát ban khi phản ứng với một chất gây dị ứng trong không khí, như phấn hoa.
  • Bị ốm: Một đứa trẻ có thể phát ban khi bị cảm lạnh hoặc nhiễm virut khác. Những nốt phát ban thường kéo dài trong một hoặc hai tuần trước khi biến mất. Hiếm gặp hơn thì bé có thể bị phát ban khi bị nhiễm khuẩn.
  • Nhiệt độ: Nhiệt độ lạnh đôi khi cũng gây phát ban. Nhiệt độ thay đổi đột ngột cũng vậy, như khi da của trẻ ấm lên sau khi lạnh.
  • Thuốc: Thuốc kháng sinh và một số thuốc khác có thể làm cho trẻ em phát triển tình trạng phát ban.

Điều trị chứng phát ban như thế nào?

Nếu bạn nghĩ con mình bị phát ban do dị ứng vật nuôi hoặc phấn hoa, hãy cho bé tắm để rửa thật sạch chất gây dị ứng. Các miếng dán làm mát đôi khi cũng giúp làm dịu vùng phát ban. Bạn cũng có thể làm dịu bằng kem bôi có chứa chất kẽm calamine.

Tránh mặc cho bé những quần áo bó sát, gây chật trội ở các khu vực bị phát ban. Nếu tình trạng phát ban khiến bé khó chịu, hãy hỏi bác sĩ xem bạn có thể cho bé uống thuốc kháng histamin với liều lượng phù hợp để giảm ngứa và sưng tấy hay không?

Khi nào tôi nên gọi cấp cứu?

Gọi cấp cứu nếu con bị phát ban đi kèm với bất cứ triệu chứng nào sau đây:

  • các triệu chứng về hô hấp, như thở khò khè hoặc thở dốc
  • sưng phù mặt hoặc lưỡi
  • bất tỉnh
  • khó nuốt
  • chóng mặt hoặc lờ đờ

Cùng với phát ban, các triệu chứng này có thể gây ra sốc phản vệ, một phản ứng dị ứng dễ dẫn đến tử vong. Nếu con của bạn vẫn còn là một đứa trẻ sơ sinh, hãy nhớ rằng hệ thống hô hấp của bé rất nhỏ đến nỗi thậm chí chỉ bị sưng một chút cũng có thể khiến chúng khó thở.

Khi nào tôi nên gọi bác sĩ?

Gọi bác sĩ nếu trẻ dưới 2 tuổi và có biểu hiện phát ban lan rộng (nhiều hơn một vị trí). Ngoài ra, cũng cần gọi luôn nếu trẻ ở mọi lứa tuổi có biểu hiện:

  • Phát ban lan sộng sau khi bị cắn, đốt hoặc phản ứng với thuốc hoặc thực phẩm
  • Bị phát ban và có biểu hiện rất mệt mỏi (sốt, li bì, buồn nôn, nôn mửa liên tục hoặc đau bụng co cơ tạm thời)
  • Bị sưng phù tay, bàn chân hoặc các khớp.

Bên cạnh đó cần nói chuyện với bác sĩ ngay nếu con bạn đã bị phát ban kéo dài hơn một tuần. Mặc dù hầu hết các trường hợp phát ban đều không phải chú ý đặc biệt nhưng các trường hợp mạn tính có thể cần phải xét nghiệm da để xem độ nhạy cảm với thực phẩm hoặc thuốc, thử máu để sàng lọc các bệnh cơ bản hoặc đôi khi cần thực hiện sinh thiết da.

Nếu bạn đã cho con uống thuốc kháng histamine (theo lời khuyên của bác sĩ) nhưng bé vẫn không đỡ hoặc nếu uống vào dường như khiến bé buồn ngủ, hãy gọi và hỏi bác sĩ để xem có các biện pháp thay thế khác. Đôi khi các bác sĩ sẽ kê toa các chất steroid, như prednisone, để điều trị phát ban nhưng không đáp ứng với thuốc kháng histamine.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *