Sự tích tụ ráy tai và cách loại bỏ

Mặc dù bạn có thể nghĩ rằng nó thật gớm, nhưng ráy tai thực sự rất quan trọng trong việc giữ cho tai sạch và khỏe mạnh.

Sự tích tụ ráy tai và cách loại bỏ
Sự tích tụ ráy tai và cách loại bỏ

Nội dung chính bài viết:

  • Ráy tai là bã tiết bình thường của cơ thể, có tác dụng ngăn cản bụi và các dị vật nhỏ xâm nhập vào trong tai, bảo vệ màng nhĩ không bị hỏng.
  • Tích tụ quá nhiều ráy tai sẽ cản trở thính lực của trẻ.
  • Nhiễm trùng tai khiến bé sốt và khó ngủ, có thể tiết dịch lỏng màu vàng hoặc nâu. Còn ráy tai tích tụ không gây ra các tình trạng trên.
  • Không cho bất cứ thứ gì vào trong ống tai vì có thể gây thủng màng nhĩ và đẩy ráy tai vào sâu hơn. Nếu ráy tai ở tai ngoài, hãy lau sạch bằng khăn bông.
  • Nếu có quá nhiều ráy tai tích tụ thường xuyên và cứng đầu, bác sĩ sẽ sử dụng 1 thìa nạo nhỏ bằng nhựa mỏng để loại bỏ ráy tai.

Nguyên nhân khiến ráy tai tích tụ trong tai là gì?

Các tuyến ráy tai trong tai tiết ra nó như là một cách để ngăn cản bụi và các hạt khác có thể làm hỏng màng nhĩ khi chúng đi vào trong tai. Thông thường, ráy tai phát triển, sau đó khô đi và di chuyển đến tai ngoài và được loại bỏ. Trong quá trình này, nó chặn các mảnh vụn từ ngoài và mang nó đi cùng. Đôi khi ráy tai tích tụ nhanh hơn tốc độ cơ thể có thể loại bỏ nó, và đó là khi sự tích tụ ráy tai có thể trở thành một vấn đề.

Ráy tai tích tụ có thể ảnh hưởng đến thính giác của trẻ hay không?

Chắc chắn rồi. Khi ống tai của bé đầy ráy tai, thính giác của bé sẽ bị cản trở. (Chất lỏng bị mắc kẹt ở tai giữa cũng có thể gây mất thính giác trong hoặc sau khi bị nhiễm trùng tai). Nó cũng có thể gây ra đau tai.

Phân biệt triệu chứng do ráy tai tích tụ hay do nhiễm trùng tai?

Đôi khi thật khó để xác định, vì một đứa trẻ bị tích tụ ráy tai có thể chà xát tai, hoặc ngoáy sâu vào tai bằng những ngón tay, như thể bị viêm tai. Tuy nhiên, sự tích tụ ráy tai không gây sốt và khó ngủ như nhiễm trùng tai. Nếu bé có một lượng ráy tai lớn, bạn có thể nhìn thấy nó bằng cách soi vào tai của bé. Cũng có thể có một ít chất lỏng màu vàng hoặc nâu. (Chất lỏng do nhiễm trùng tai, có thể là mủ giống như sữa hoặc có máu) Nếu bạn lo lắng, hãy hẹn gặp bác sĩ để họ xem xét kỹ hơn.

Làm thế nào để loại bỏ ráy tai?

  • Khi mẹ bạn bảo bạn không bao giờ được đưa vào tai bất cứ thứ gì, bà ấy đã đúng; không cho bất cứ thứ gì (kể cả bông ngoáy tai) vào trong ống tai của bé để loại bỏ ráy tai. Bạn có thể làm thủng màng nhĩ của bé, và đẩy ráy tai vào sâu hơn.
  • Nếu có ráy tai ở tai ngoài của bé, có thể lau sạch bằng khăn bông hoặc, tốt hơn là khăn ướt. Nhưng nếu bạn nghĩ rằng bé đã bị tích tụ ráy tai, hãy yêu cầu bác sĩ kiểm tra. Bác sĩ có thể cho bạn biết liệu đó có phải là vấn đề hay không, và có thể loại bỏ nó một cách an toàn bằng cách cho vào tai bé một chất lỏng ấm, làm lỏng ráy tai và cho phép nó tự đi ra.
  • Bác sĩ có thể cần phải loại bỏ ráy tai cứng đầu bằng một dụng cụ bằng nhựa mỏng gọi là thìa nạo; điều này không ảnh hưởng gì cả. Nếu con của bạn thường xuyên tạo ra quá nhiều ráy tai, bác sĩ sẽ đề nghị phương pháp rửa đơn giản mà bạn có thể thực hiện tại nhà.
  • Ráy tai sẽ trở nên đặc hơn bất cứ khi nào với một người bị mất nước. Do đó, hãy chắc chắn rằng con bạn luôn uống đủ nước.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *