Testosterone có tác dụng gì với cơ thể?

Testosterone là một hormone quan trọng đảm nhận trách nhiệm phát triển và duy trì các đặc điểm nam tính. Cơ thể phụ nữ cũng có testosterone nhưng nồng độ thấp hơn nhiều so với nam giới.

Testosterone có tác dụng gì với cơ thể?
Testosterone có tác dụng gì với cơ thể?

Nội dung chính của bài viết:

  • Testosterone ảnh hưởng đến rất nhiều cơ quan khác nhau ở cơ thể nam giới, từ hệ thống sinh sản, chức năng tình dục cho đến khối cơ và mật độ xương.
  • Khi còn ở trong bụng mẹ, testosterone có vai trò hình thành bộ phận sinh dục của bé trai.
  • Ở tuổi dậy thì, testosterone chịu trách nhiệm cho sự phát triển của các đặc điểm nam tính như giọng nói trầm, mọc râu và lông trên cơ thể.
  • Ở tuổi trưởng thành, nồng độ testosterone tăng cao khiến cho ham muốn tình dục cũng tăng lên.
  • Testosterone làm tăng mật độ xương, cơ, giảm mỡ, thúc đẩy tủy xương tạo ra các tế bào hồng cầu và còn có tác động tích cực đến tim.
  • Nếu nhận thấy lượng testosterone của mình thấp thì nên đi khám bác sĩ để có hướng can thiệp thích hợp.

Tác dụng của testosterone đối với cơ thể

Testosterone là một hormone nam quan trọng. Cơ thể nam giới bắt đầu sản xuất ra testosterone từ rất sớm, có thể ngay từ tuần thứ 7 sau khi thụ thai. Nồng độ testosterone tăng trong giai đoạn dậy thì, đạt đỉnh điểm trong những năm đầu độ tuổi 20 và sau đó chững lại. Sau 30 tuổi, nồng độ testosterone sẽ giảm nhẹ theo từng năm.

Hầu hết nam giới đều có đủ testosterone hoặc mức testosterone cao hơn bình thường một chút. Tuy nhiên cũng có những người mà cơ thể tạo ra quá ít testosterone. Điều này dẫn đến một tình trạng gọi là suy tuyến sinh dục. Vấn đề này có thể được điều trị bằng liệu pháp testosterone theo đơn của bác sĩ và theo dõi sát sao trong quá trình điều trị. Những nam giới có nồng độ testosterone ở mức bình thường không nên sử dụng liệu pháp này.

Testosterone ảnh hưởng đến rất nhiều cơ quan khác nhau ở cơ thể nam giới, từ hệ thống sinh sản, chức năng tình dục cho đến khối cơ và mật độ xương. Hormone này cũng đóng một vai trò quan trọng đối với một số hành vi nhất định.

Hệ nội tiết

Hệ nội tiết của cơ thể gồm có các tuyến sản xuất hormone. Vùng dưới đồi – một cấu trúc nằm trong não – có nhiệm vụ báo cho tuyến yên biết cơ thể cần bao nhiêu testosterone. Sau đó, tuyến yên gửi tín hiệu đến tinh hoàn để sản sinh testosterone. Phần lớn lượng testosterone được tạo ra trong tinh hoàn và một lượng nhỏ đến từ tuyến thượng thận – một tuyến nằm ngay phía trên thận. Ở phụ nữ, tuyến thượng thận và buồng trứng là các cơ quan sản xuất một lượng nhỏ testosterone.

Khi còn ở trong bụng mẹ, testosterone có vai trò hình thành bộ phận sinh dục của bé trai. Ở tuổi dậy thì, testosterone chịu trách nhiệm cho sự phát triển của các đặc điểm nam tính như giọng nói trầm, mọc râu và lông trên cơ thể. Hormone này còn kích thích phát triển khối cơ và ham muốn tình dục. Mức độ sản sinh testosterone tăng cao ở độ tuổi từ 10 – 19 và đạt đỉnh ở đầu độ tuổi 20. Sau 30 tuổi, mức testosterone giảm đi khoảng 1% sau mỗi năm.

Hệ thống sinh sản

Khoảng 7 tuần sau khi thụ thai, testosterone bắt đầu thực hiện chức năng hình thành bộ phận sinh dục nam. Ở tuổi dậy thì, khi sự sản sinh testosterone tăng cao, tinh hoàn và dương vật phát triển. Tinh hoàn tạo ra lượng testosterone ổn định và cung cấp tinh trùng mới mỗi ngày.

Do đó mà nnhững nam giới có lượng testosterone thấp có thể bị rối loạn chức năng cương dương (erectile dysfunction). Việc điều trị bằng liệu pháp testosterone dài hạn có thể gây giảm sự sản xuất tinh trùng, ngoài ra còn có thể gây phì đại tuyến tiền liệt và khiến tinh hoàn nhỏ đi, mềm hơn. Những nam giới bị ung thư tuyến tiền liệt hoặc ung thư vú không nên sử dụng liệu pháp thay thế testosterone.

Chức năng tình dục

Ở tuổi dậy thì, nồng độ testosterone tăng cao kích thích sự phát triển của tinh hoàn, dương vật và lông mu. Giọng nói bắt đầu trầm hơn, cơ và lông trên cơ thể phát triển. Bên cạnh những thay đổi này thì ham muốn tình dục cũng tăng lên.

Những nam giới có lượng testosterone thấp thường bị giảm ham muốn tình dục. Ngược lại, việc không hoạt động tình dục trong một thời gian dài sẽ làm giảm nồng độ testosterone. Testosterone thấp có thể dẫn đến rối loạn chức năng cương dương (ED). Mặt khác, kích thích và hoạt động tình dục thường xuyên sẽ giúp tăng nồng độ testosterone.

Hệ thần kinh trung ương

Cơ thể có một hệ thống kiểm soát testosterone, truyền tín hiệu qua các hormone và các loại hóa chất được giải phóng vào máu. Trong não bộ, vùng dưới đồi đảm nhận nhiệm vụ phát tín hiệu cho tuyến yên biết cơ thể đang cần bao nhiêu testosterone và tuyến yên sẽ chuyển thông tin đó đến tinh hoàn.

Testosterone đóng một vai trò quan trọng đối với một số hành vi nhất định, ví dụ như hành vi gây hấn. Hormone này còn kích thích tính cạnh tranh và tăng cường sự tự tôn. Giống như hoạt động tình dục, việc tham gia vào các hoạt động có tính cạnh tranh cũng sẽ làm thay đổi nồng độ testosterone của nam giới, có thể là tăng cao hoặc giảm thấp. Testosterone thấp có thể dẫn đến mất tự tin và thiếu động lực. Tình trạng này còn làm giảm khả năng tập trung hoặc gây ra cảm giác buồn bã, chán nản và ngoài ra còn có thể gây rối loạn giấc ngủ và thiếu năng lượng.

Tuy nhiên, testosterone chỉ là một trong các yếu tố ảnh hưởng đến đặc điểm tính cách. Các yếu tố về sinh học và môi trường cũng có vai trò rất quan trọng.

Da và lông/tóc

Khi bước vào độ tuổi trưởng thành, testosterone thúc đẩy sự mọc lông trên mặt, nách, xung quanh bộ phận sinh dục và nhiều bộ phận khác như cánh tay, chân và ngực.

Những người có mức testosterone thấp thường có ít lông hơn ở một số vùng của cơ thể. Tình trạng này có thể được điều trị bằng liệu pháp thay thế testosterone nhưng liệu pháp này lại đi kèm với một vài tác dụng phụ tiềm ẩn, ví dụ như mụn trứng cá và ngực phát triển (vú to ở nam giới). Ngoài ra, các loại miếng dán testosterone còn có thể gây kích ứng da. Gel bôi ngoài da thường an toàn và dễ sử dụng hơn nhưng cũng phải hết sức cẩn thận để tránh testosterone dính sang người khác khi tiếp xúc da.

Cơ, mỡ và xương

Testosterone là một trong nhiều yếu tố tham gia vào quá trình phát triển của khối cơ và sức mạnh cơ bắp. Testosterone làm tăng dẫn truyền thần kinh và điều này kích thích tăng trưởng mô. Hormone này còn tương tác với các thụ thể nhân trong DNA và dẫn đến sự tổng hợp protein. Ngoài ra, testosterone làm tăng lượng hormone tăng trưởng và điều này hỗ trợ cho hiệu quả tăng cường cơ bắp của các bài tập thể dục.

Testosterone làm tăng mật độ xương và báo cho tủy xương sản sinh thêm tế bào hồng cầu. Do đó mà những nam giới có lượng testosterone ở mức quá thấp thường có nguy cơ cao bị nứt xương hoặc gãy xương.

Testosterone còn đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa chất béo, giúp cơ thể đốt cháy mỡ thừa một cách hiệu quả. Vì thế, sự suy giảm nồng độ testosterone có thể gây tăng tích mỡ thừa trong cơ thể.

Những vấn đề này có thể được điều trị bằng liệu pháp testosterone với kỹ thuật tiêm bắp.

Hệ tuần hoàn

Testosterone di chuyển theo máu đi khắp cơ thể. Cách duy nhất để biết mức testosterone của một người là làm xét nghiệm máu.

Testosterone thúc đẩy tủy xương tạo ra các tế bào hồng cầu. Và, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng testosterone có tác động tích cực đến tim.

Tuy nhiên, chính vì tác dụng kích thích sản sinh hồng cầu mà liệu pháp thay thế testosterone dạng tiêm bắp có thể khiến số lượng tế bào máu tăng lên trên mức bình thường. Các tác dụng phụ khác của liệu pháp này còn có giữ nước và thay đổi nồng độ cholesterol.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *