Thai nhi 38 tuần tuổi

Sự phát triển của thai nhi 38 tuần tuổi và những điều cần biết!
Thai nhi 38 tuần tuổi
Thai nhi 38 tuần tuổi

Quá trình phát triển của thai nhi

Con của bạn đã thực sự lớn lên. Bé nặng khoảng 3.08kg và dài hơn 50cm (khoảng chiều dài của một cây tỏi tây). Bé bây giờ có thể nắm chắc, bạn có thể sớm kiểm tra khi lần đầu nắm tay bé. Các cơ quan của bé đã trưởng thành và sẵn sàng cho cuộc sống ở bên ngoài tử cung.

Tự hỏi không biết màu mắt của bé sẽ thế nào? Bạn không thể nói trước được điều này. Nếu bé được sinh ra với đôi mắt nâu, bé có thể sẽ có màu mắt nâu. Nếu bé được sinh ra với đôi mắt màu xám thép hoặc màu xanh đậm, họ có thể có mắt màu xám hoặc xanh dương hoặc chuyển sang màu xanh lá cây, màu nâu vào lúc bé được 9 tháng tuổi. Đó là bởi vì con người của một đứa trẻ có thể có nhiều sắc tố hơn trong những tháng sau khi sinh, nhưng thường thì chúng sẽ không “nhạt hơn” hoặc xanh hơn. (Đôi mắt xanh lục, nâu đỏ và nâu có nhiều sắc tố hơn mắt màu xám hoặc xanh).

Cuộc sống của bà bầu thay đổi như nào?

Đối với nhiều phụ nữ, tuần tiếp theo sẽ là cuộc chơi trong chờ đợi. Hãy tận dụng thời gian này để chuẩn bị phòng cho bé, thực hiện một số công việc cần thiết mà bạn không thể làm trong thời gian sinh con. Ngủ, đọc sách và dành thời gian bên bạn đời khi có thể.

Một vài trường hợp bị phù ở bàn chân và mắt cá chân là tình trạng bình thường trong những tuần cuối cùng này, nhưng hãy gọi bác sĩ ngay lập tức nếu bạn thấy bàn chân hoặc mắt cá chân bị sưng phồng quá mức hoặc đột ngột, chứ không phải sưng nhẹ trên tay, trên mặt hoặc sưng tấy xung quanh mắt. Hoặc bạn tăng cân đột ngột. Ngoài ra cũng cần báo cho bác sĩ biết luôn nếu bạn bị nhức đầu dữ dội hoặc dai dẳng; thay đổi thị giác (như hoa mắt hoặc mờ mắt, nhìn thấy nhiều điểm hoặc nhấp nháy, nhạy sáng, hoặc mất thị lực tạm thời), đau vùng bụng trên hoặc buồn nôn và nôn. Đây là những triệu chứng của một tình trạng nghiêm trọng được gọi là tiền sản giật.

Tìm hiểu về: Chuẩn bị cho con bú sữa mẹ

Sữa mẹ là thực phẩm hoàn hảo của thiên nhiên cho trẻ sơ sinh. Nó có đúng tỷ lệ và loại protein, carbs, và chất béo, cùng với hầu hết các vitamin và khoáng chất mà một em bé cần trong 6 tháng đầu đời. Nhiều nghiên cứu đã xác nhận những lợi ích của việc cho con bú. Dưới đây là một số điểm nổi bật.

Bú sữa mẹ có thể:

  • Giúp bảo vệ em bé khỏi những vấn đề hô hấp và nhiễm trùng tai
  • Giảm bớt nguy cơ bị dị ứng, một số bệnh ung thư ở trẻ em và đột tử
  • Giảm mức căng thẳng và nguy cơ ung thư vú và buồng trứng

Tôi có thể làm gì để chuẩn bị cho việc cho con bú sữa mẹ?

Tự bạn có thể quyết định đến sự thành công của việc cho con bú bằng cách đọc về cách cho con bú và học cách hỗ trợ nếu việc này trở nên tồi tệ. Dưới đây là 4 điều chính cần biết:

  • Đảm bảo rằng bạn và con bạn được tiếp xúc da kề da ngay sau khi sinh (trừ khi bạn đã có một biến chứng y khoa) để bạn có thể bắt đầu cho con bú càng sớm càng tốt. Nếu bạn sinh mổ hãy yêu cầu bé được đặt trên ngực của bạn trong khi các bác sĩ hoàn thành phẫu thuật, và sau đó em bé đi cùng bạn đến phòng hồi phục.
  • Cần nhận ra rằng sữa không tự nhiên về đối với mọi phụ nữ, và nếu bạn cảm thấy chán nản, thì thực tế bạn không hề cô đơn. Nên can thiệp sớm trong khi bạn vẫn ở trong bệnh viện hoặc trung tâm sinh nở để đảm bảo rằng bạn và con bạn sẽ được bú sữa mẹ trước khi về nhà.
  • Cho trẻ bú thường xuyên – 8 đến 12 lần mỗi ngày. Trừ khi cần về mặt y tế thì con bạn không nên dùng bất cứ thứ gì ngoài sữa mẹ cho đến khi con bú sữa mẹ ổn định (ít nhất trong vài tuần đầu).

Cho con bú có đau không?

Chỉ vì bú sữa mẹ là cách tự nhiên nhất để nuôi dưỡng em bé không có nghĩa là việc này luôn luôn dễ dàng. Đối với nhiều phụ nữ, việc cho con bú sớm có thể trở nên khó chịu hoặc thậm chí là đau đớn. Đừng âm thầm chịu đựng đau đớn. Đau thường là một dấu hiệu cho thấy con bạn không ngậm đúng khớp vú. Miệng của bé nên ngậm trọn một phần lớn quầng vú (da có màu sắc xung quanh núm vú của bạn). Núm vú của bạn nên ở sâu trong miệng của bé.

Nếu việc cho bú khiến bạn đau sau vài lần bé bú thì hãy đưa tay vào giữa nướu bé và núm vụ và thử lại cho đến khi bạn tìm thấy tư thế đỡ đau hơn. Nói chuyện với chuyên gia tư vấn cho con bú trước khi rời bệnh viện để đảm bảo rằng con bạn đang bú chính xác. Nếu bệnh viện của bạn không cung cấp hỗ trợ cho sữa hoặc bạn gặp khó khăn sau khi rời khỏi bệnh viện, bạn có thể liên hệ với các dịch vụ tư nhân để được hỗ trợ.

Một số phụ nữ hoàn toàn thoải mái cho con bú sữa mẹ ở nơi công cộng, trong khi những người khác cảm thấy ngại ngùng. Nếu bạn lo lắng về nó, mang theo một lớp che chắn hoặc mang thêm chăn với bạn khi bạn đi chơi ở ngoài với em bé. Bằng cách đó, nếu bé cần được tu ti, bạn có thể treo khăn lên trên vai và đầu của bé để được che chắn

Hành động: Đọc về chăm sóc em bé

Nếu bạn chưa thực hiện thì đây là thời điểm hoàn hảo để chuyển từ đọc về các vấn đề mang thai sang đọc về cách chăm sóc bé. Có lẽ bạn sẽ không có nhiều thời gian để đọc sau khi sinh con, vì vậy bây giờ hãy đọc tất cả những gì có thể về những tuần đầu tiên.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *