Để giúp bạn chuẩn bị cho buổi thăm khám bác sĩ khi bé 7 tuổi, dưới đây là những câu hỏi bạn có thể muốn tham khảo và chuẩn bị câu trả lời trước cho bác sĩ.
Thăm khám bác sĩ: giai đoạn bé 7 tuổi
Bác sĩ có thể:
- Cân đo cho bé để đảm bảo bé đang phát triển với tốc độ ổn định và khỏe mạnh.
- Kiểm tra huyết áp bé.
- Kiểm tra tim và nhịp thở.
- Kiểm tra sổ tiêm chủng của bé và hẹn lịch tiêm những mũi mới cho bé, cũng như bổ sung những mũi đã bỏ lỡ.
- Kiểm tra khả năng nghe của bé.
- Kiểm tra cấu trúc và độ liên kết của đôi mắt, kiểm tra xem chúng di chuyển có phù hợp không và tìm kiếm các dấu hiệu những vấn đề bẩm sinh về mắt.
- Tiến hành kiểm tra bệnh lao nếu con bạn có bất kỳ yếu tố nguy cơ nào.
- Kiểm tra chứng vẹo cột sống bằng cách yêu cầu bé đứng lên, sau đó cúi người để chạm vào ngón chân mình, như thế bác sĩ có thể nhìn rõ cột sống của bé.
Các câu bác sĩ có thể hỏi:
- Bé đang ăn gì? Lên 7, con bạn có thể tự làm đồ ăn nhẹ (hoặc ít nhất là tìm được hộp bánh quy mà bạn đã cất trong tủ). Điều này làm cho bạn khó điều chỉnh bữa ăn của bé hơn nhưng không phải là không thể.
- Bé có ngủ đủ 10 tiếng một đêm không? Trông bé có tỉnh táo khi thức không? Giờ đi ngủ tốt nhất cho bé ở độ tuổi này là khoảng từ 8 đến 9 giờ tối
- Bé đến trường bằng cách nào? Bây giờ bé đã đủ lớn để đi bộ hoặc đi xe đạp đến trường một mình, điều quan trọng là phải đảm bảo bé đến nơi an toàn.
- Bé có thích đi học không? Một đứa trẻ luôn bồn chồn chân không yên ở trường sẽ khó mà thích thú với việc học. Bé làm bài tập ở nhà và áp lực đi học như nào?
- Bé có biết địa chỉ và số điện thoại nhà mình không. Lên 7 tuổi, bé nên nhớ được thông tin này
- Bạn có kế hoạch dạy cho bé về kế hoạch an toàn phòng cháy chữa cháy không? Ở độ tuổi này bé có thể làm theo một kế hoạch an toàn phòng cháy chữa cháy. Hãy luyện tập quá trình thoát ra khỏi nhà một cách an toàn trong trường hợp có hỏa hoạn.