Tình trạng rộp môi (Herpes môi) là thế nào?

Nhiều người rất hay nhầm lẫn giữa bệnh rộp môi với bệnh viêm loét miệng. Hãy cùng tìm hiểu về bệnh rộp môi qua bài viết đưới đây:

Tình trạng rộp môi (Herpes môi) là thế nào?
Tình trạng rộp môi (Herpes môi) là thế nào?

Nội dung chính bài viết:

  • Rộp môi là những vết rộp nhỏ, chứa nhiều dịch nằm trên môi hoặc gần môi. Nguyên nhân gây ra do virus Herpes simplex.
  • Bé bị nhiễm Virus do dùng chung đồ dùng, ly uống nước với 1 người bị nhiễm virus hoặc do bé đã thơm 1 người có virus trong nước bọt.
  • Triệu chứng điển hình: đau miệng, viêm lợi, có thể sốt, sưng hạch bạch huyết và đau họng, xuất hiện các mụn rộp ở trên hoặc gần môi.
  • Bản thân các vết rộp không nguy hiểm nhưng Virus có thể lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể, gây nguy hiểm.
  • Điều trị bệnh rộp môi theo sự hướng dẫn của bác sĩ: dùng thuốc kháng virus, thuốc hạ sốt giảm đau, chườm lạnh,…
  • Phòng tránh cho bé bằng cách tránh hôn trẻ, đặc biệt trẻ sơ sinh. Tránh dùng chung đồ ăn, đồ uống.

Bệnh rộp môi là gì?

Bệnh rộp môi còn được gọi là lở miệng, là những vết rộp nhỏ, chứa đầy dịch trên môi hoặc gần môi.

Chúng có thể mọc riêng lẻ hoặc thành cụm. Một số người thường nhầm lẫn bệnh này với bệnh viêm loét miệng. Viêm loét miệng là những vết loét như miệng núi lửa thường xuất hiện tách rời ở trên lưỡi, nướu hoặc bên trong má.

Nguyên nhân gây rộp môi?

Rộp môi là do vi rút herpes simplex. Loại vi rút herpes simplex loại 1 thường gây rộp môi, và virut gây bệnh herpes simplex loại 2 thường gây ra chứng mụn rộp sinh dục, mặc dù có thể gây loét ở cả vùng mặt hoặc bộ phận sinh dục.

Bé bị nhiễm virut herpes như nào?

Một người nhiễm virut – rất có thể dưới dạng bị rộp môi hoặc lở miệng – đã lây virut này cho bé. Hầu hết những người đã bị nhiễm virut herpes simplex đều bị mắc bệnh vài lần trong suốt thời thơ ấu.

Ví dụ có thể con của bạn chơi đùa hoặc dùng chung đồ dùng, ly uống nước, với một người bị nhiễm virut. Hoặc có thể bé đã thơm một người có virut trong nước bọt, bất kể người đó có xuất hiện các nốt đau hay không.

Trẻ sơ sinh cũng có thể bị nhiễm virut herpes trong quá trình sinh thường nếu mẹ của bé bị bệnh mụn rộp sinh dục. Tuy nhiên bạn không thể lây virut sang bé thông qua việc cho con bú, ngay cả khi bạn đang bị rộp môi.

Có các triệu chứng nào khác không?

Trong thời gian đầu đối phó với virut herpes simplex – được gọi tắt là herpes – bé có thể bị đau miệng (các vết loét có thể lan truyền khắp miệng trong lần đầu tiên), viêm nướu, và có thể sốt, sưng hạch bạch huyết và đau họng. Những triệu chứng cơ bản này có thể rất nhẹ và bạn thậm chí không nhận thấy chúng.

Tình trạng của con bạn sẽ cải thiện trong khoảng 10 đến 14 ngày nhưng virut sẽ vẫn ở lại trong người bé để sống sót.

Ở một số người, virut sẽ tồn tại lặng lẽ trong người và không bao giờ hoạt động. Nhưng ở những người khác, nó thường xuyên bùng phát và gây ra các vết rộp môi. Những cơn bùng phát này được gọi là mụn rộp thứ phát. Sự căng thẳng, sốt và tiếp xúc với ánh nắng mặt trời – nhưng không tiếp xúc với bệnh loét miệng – có vẻ như cũng là nguyên nhân gây ra các cơn bùng phát.

Trong thời kỳ bùng phát thứ phát này, con có thể không bị sưng nướu hoặc hạch bạch huyết, sốt, hay đau họng, nhưng bé sẽ bị mọc các mụn rộp ở trên hoặc gần môi.

Những vết rộp này có bao giờ nguy hiểm không?

Bản thân các vết rộp không nguy hiểm, nhưng có thể virut sẽ từ đó mà lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể – từ đó gây nguy hiểm.

Rất hiếm khi đứa trẻ bị rộp môi trong sáu tháng đầu đời, bởi vì các kháng thể nhận được từ mẹ sẽ bảo vệ bé. Nhưng nếu con của bạn nhỏ hơn 3 tháng tuổi và bị bất cứ loại bệnh lở, loét miệng nào, hãy gọi cho bác sĩ ngay. Ở trẻ sơ sinh, đặc biệt, virut gây mụn rộp có thể lan đến não và các cơ quan khác, gây ra tổn thương nghiêm trọng, có thể tử vong hoặc tổn thương vĩnh viễn.

Cố gắng không cho trẻ chạm tay vào mắt khi bị bệnh rộp môi. Khi virut lan sang mắt, sẽ được gọi là mụn có ở mắt và đây là một nhiễm trùng mắt nghiêm trọng.

Nếu bé bị mụn ở mí mắt hoặc trên bề mặt mắt hãy gọi cho bác sĩ ngay. Con có thể cần dùng thuốc kháng virut để ngăn nhiễm trùng hình thành sẹo ở giác mạc. Trong một số ít trường hợp, mụn cóc ở mắt có thể làm suy giảm thị lực và thậm chí gây mù.

Cách tốt nhất để điều trị bệnh rộp môi là gì?

Thông thường, tình trạng rộp môi sẽ tự biến mất, nhưng dưới đây là một số cách có thể giảm khó chịu cho bé:

  • Chườm đá (hoặc miếng vải ướt) lên vết rộp để giúp giảm sưng tấy, đỏ.
  • Cho bé uống thuốc giảm đau như acetaminophen hoặc ibuprofen (nếu bé từ 6 tháng tuổi trở lên). Nếu con nhỏ hơn 3 tháng tuổi, hãy gọi cho bác sĩ trước khi cho bé dùng bất cứ loại thuốc nào và không bao giờ cho trẻ dùng aspirin, nó có thể gây ra hội chứng Reye, một căn bệnh hiếm gặp nhưng đe dọa đến tính mạng).
  • Tránh trái cây có múi và các thực phẩm có tính chua khác (như cà chua) có thể làm đau, xót thêm.
  • Nếu vết loét nặng, bác sĩ có thể kê toa một loại thuốc kháng vi-rút. Nếu các vết này khiến bé đau, có thể sẽ gây trở ngại cho việc ăn uống. Nếu đúng như vậy, hãy nói chuyện với bác sĩ ngay.

Cách ngăn ngừa và phòng bệnh không để lây lan?

Chỉ cần một người có môi bị nhiễm bệnh là có thể lây truyền virut.

Nếu bạn có mụn rộp:

  • Tránh hôn trẻ, đặc biệt nếu trẻ mới sinh, cho đến khi mụn rộp biến mất. Nếu con vẫn là trẻ sơ sinh, hãy cân nhắc đến việc đeo khẩu trang y tế để che mụn đi.
  • Tránh dùng chung đồ ăn, đồ uống.

Nếu con bạn bị mụn rộp

  • Rửa tay thường xuyên.
  • Cố gắng không cho bé sờ vào vết mụn (Thử đeo găng tay cho bé khi ngủ)
  • Đừng để bé dùng chung đồ chơi với trẻ khác
  • Đừng để bé ăn chung với trẻ khác
  • Đừng để bé hôn những đứa trẻ.

Tiếp xúc với ánh sáng mặt trời có thể gây ra một đợt bùng phát sau khi trẻ bị nhiễm virut. Vì vậy, nếu con của bạn có vẻ bị rộp môi khi lớn hơn thì việc tránh nắng là một ý tưởng tuyệt vời. Đội một chiếc mũ rộng vành và một ít dưỡng môi sẽ giúp ích cho bé.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *