Khi một đứa trẻ bị dị ứng với vật nuôi hít phải hoặc tiếp xúc với nước bọt hoặc phân, hệ thống miễn dịch của bé sẽ cảnh báo và giải phóng histamine cùng hơn 40 hóa chất khác để chống lại chất gây dị ứng.
Trẻ bị dị ứng với vật nuôi
Dị ứng vật nuôi là gì?
Dị ứng vật nuôi là một phản ứng miễn dịch với vảy, lông, mảng bám của động vật (các lớp vảy, mảng trên da), nước bọt, nước tiểu hoặc phân. (Lông thú không có nhiều chất gây dị ứng, nhưng nó có thể dính phấn hoa, bụi, nấm mốc, và các chất gây dị ứng khác.)
Histamine gây viêm mũi và đường hô hấp, và các chất hoá học có thể gây ra các triệu chứng dị ứng phổ biến sau: chảy nước mũi, mắt nước, hắt hơi, và các triệu chứng hen suyễn, như ho hay khò khè. Trên thực tế, hầu hết bệnh suyễn bắt đầu ở lứa tuổi thơ ấu và có thể được kích hoạt bởi động vật. Nếu chất dị ứng tiếp xúc với da của bé, em bé có thể bị phát ban.
Mỗi loại động vật – bao gồm chó, lợn và đặc biệt là mèo – đều có thể gây phản ứng ở trẻ có cơ địa bị dị ứng.
Dấu hiệu nhận biết trẻ bị dị ứng vật nuôi?
Các triệu chứng xảy ra quanh năm (không giống với triệu chứng theo mùa) như ngứa, chảy nước mắt, nổi ban, chảy nước mũi, hắt hơi, ho, hoặc thở khò khè trong nhà là những dấu hiệu dị ứng với bụi, mốc, hoặc vật nuôi. Các triệu chứng thậm chí có thể xảy ra khi con bạn không tiếp xúc gần với con vật, vì chất gây dị ứng có thể được tìm thấy trong môi trường trong nhà. Sẽ mất khá nhiều biện pháp mới có thể xác định được tình trạng đó là do vật nuôi hay một cái gì khác.
Tiếc là bé của bạn vẫn có thể phản ứng với thú cưng của bạn khi bé không còn ở nhà. “Với tình trạng phơi nhiễm mạn tính, các triệu chứng một khi đã được kích hoạt, có thể xuất hiện trong vài ngày sau khi không còn tiếp xúc”, Chuyên gia dị ứng James L. Sublett, Phó Chủ tịch Ủy ban dị ứng trong nhà của Đại học về Dị ứng, Suyễn và Miễn dịch học Hoa Kỳ (ACAAI) cho biết. “Thậm chí, nghiêm trọng hơn là, chất gây dị ứng có thể được mang theo đến môi trường mới thông qua quần áo hoặc các vật dụng khác”.
Cách ly chó, mèo khỏi nhà trong khoảng thời gian kiểm tra sẽ không thể cho bạn biết được nhiều thông tin chính xác, vì có thể lượng vảy, lông, mảng bám thú cưng còn lưu trong nhà bạn có thể cũng đủ để kích thích chứng dị ứng của bé ngay cả khi các con vật không còn ở gần nhà. Vì vậy, có thể sẽ mất một thời gian dài cách ly thú thì mới biết được tình trạng con bạn có tốt hơn hay không.
Nếu bạn xác định rằng con vật cưng của mình đang gây ra các triệu chứng của bé, thì rất có thể sẽ phải tìm một nơi ở mới cho nó. Nếu vẫn không chắc chắn, hãy đưa bé đến bác sĩ chuyên khoa dị ứng để được thực hiện các xét nghiệm xác định nguyên nhân.
Làm thế nào bác sĩ có thể xác định được con tôi dị ứng với cái gì?
Để xác định tác nhân gây dị ứng, bác sĩ có thể thực hiện xét nghiệm da. Bác sĩ sẽ tiêm vào dưới da một lượng nhỏ tác nhân gây dị ứng dạng lỏng. Sau 15 đến 20 phút, bác sẽ sẽ tìm các khối sưng hoặc vết loét như vết muỗi đốt – cho thấy dấu hiệu dị ứng.
Xét nghiệm này khá nhạy cảm và chỉ nên được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa dị ứng được đào tạo bài bản, qua đó họ có thể giúp bạn quyết định xem có cần bỏ hẳn vật nuôi ra khỏi nhà và làm sạch, tiệt trùng nhà cẩn thận hay không.
Tôi có thể tránh cho con tôi không phát triển dị ứng vật nuôi ngay từ đầu được không?
Có lẽ không, đặc biệt nếu bạn và bạn đời có cơ địa dị ứng. Em bé của bạn sau đó có thể hưởng gen di truyền này và tự phát triển một số loại dị ứng, mặc dù có thể không giống với kiểu của bạn.
Nếu muốn nuôi một con vật cưng nhưng nghi ngờ con dễ bị dị ứng, hãy cân nhắc chờ đợi cho đến khi bé ít nhất 6 tuổi. Các triệu chứng dị ứng thường nhẹ hơn ở trẻ lớn hơn. Dị ứng vật nuôi có thể khiến bé đã lên 4-5 tuổi của bạn đã bị khò khè, trong khi ở độ tuổi lên 8 bé chỉ bị ho nhẹ.
Lưu ý rằng nếu bạn nuôi vật cưng, bé có thể không có dấu hiệu dị ứng ngay lập tức. Có thể mất vài tháng phơi nhiễm trước khi một đứa trẻ bị dị ứng phát triển các triệu chứng để đáp ứng với con vật cưng mới.
Có loại vật nuôi nào ít gây dị ứng hơn loại khác không?
Một số chuyên gia về dị ứng và bác sỹ thú y trả lời có; nhưng những người khác không đồng ý. Có vẻ như không có bằng chứng xác đáng nào cho thấy một số giống chó gây dị ứng nhiều hoặc ít hơn những giống khác. Nhiều người nhầm lẫn tin rằng những giống chó lông ngắn ít gây dị ứng hơn những giống chó lông dài. Nhưng thực tế nguyên nhân gây dị ứng là vảy, mảng bám từ động vật, chứ không phải lông.
Các chuyên gia đều đồng ý rằng mèo có khả năng gây dị ứng bất kể là giống nào. Các tác nhân gây dị ứng của mèo khó tránh khỏi hơn ở chó – các mảng bám, lông mèo nhỏ hơn và dễ dính hơn của chó, điều đó có nghĩa là nó có thể bay trong không khi với các khoảng rộng và bám vào các bề mặt trong thời gian dài hơn. Ngoài ra, vì mèo luôn liếm lông của chúng nên trẻ sẽ có nguy cơ tiếp xúc với nước bọt của mèo – cũng là một yếu tố gây dị ứng khác.
Thậm chí những con chuột chũi, chuột nhảy gerbil và các loài gặm nhấm khác cũng không được được khuyến cáo nuôi bên cạnh những trẻ em bị dị ứng, những người có thể bị dị ứng với nước tiểu và phân của chúng. Vì khi được nuôi trong lồng, những con vật này không thể tránh được việc bước vào nước tiểu hoặc phân của chúng, điều này có thể gây phản ứng khi chúng tiếp xúc với da của trẻ.
Loài bò sát cũng không phải là một sự lựa chọn tốt cho trẻ, vì chúng có thể mang Salmonella. Loại vi khuẩn này có thể gây tiêu chảy nặng và mất nước, và thậm chí gây tử vong ở trẻ nhỏ nếu không được điều trị. Nếu bạn chọn một loài bò sát, hãy làm theo những lời khuyên an toàn sau:
- Rửa tay sau khi chạm vào động vật.
- Không bao giờ nuôi vật cưng.
- Chuẩn bị đồ ăn ở khu vực xa nơi có bò sát.
- Nhốt chúng trong một cái chuồng, cách xa nhà bếp hoặc phòng ăn.
- Người lớn nên lau dọn chuồng hàng ngày.
Một số loài chim – đặc biệt là các loài thường nuôi trong gia đình như vẹt – và phân của chúng có thể gây ra phản ứng nghiêm trọng duy nhất gọi là viêm phổi do quá mẫn (còn gọi là bệnh phổi của người nuôi chim). Triệu chứng bao gồm thở hụt hơi, yếu dần, sốt nhẹ, tăng cân chậm và mệt mỏi. Theo ACAAI, rối loạn này có thể gây sẹo ở mô phổi và thậm chí gây tử vong.
Nếu tình trạng bệnh chưa nặng, bạn có thể xử lý bằng cách đưa chim ra khỏi nhà và dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ. Mặc dù tình trạng này rất hiếm ở trẻ, chỉ có 61 trường hợp đã được báo cáo tại Hoa Kỳ trong thế kỷ vừa qua- nhưng nó có thể gây tử vong, do đó, các chuyên gia về dị ứng khuyên rằng cha mẹ nuôi chim trong nhà nên theo dõi xem con mình có những triệu chứng gì không?
Nếu bé không thể chịu được các con vật có lông và bạn muốn nuôi thú cưng khi bé lớn lên thì bạn có thể lôi kéo sự chú ý của con đến các loài cá.
Cách tốt nhất để trị chứng dị ứng vật nuôi?
Điều này phụ thuộc vào phản ứng của bé. Đối với phản ứng hô hấp nhẹ, rửa mũi băng nước muối có thể đủ. Đối với các triệu chứng liên tục hoặc khó chịu, bạn nên cho con thăm khám bác sĩ để được kê toa một loại thuốc dị ứng thích hợp giúp giảm nhẹ triệu chứng. Nếu các triệu chứng vẫn còn, bác sĩ có thể giới thiệu bé đến một chuyên gia về dị ứng.
Khi bé đã được 1 hoặc 2 tuổi, bạn có thể cho bé đi chích ngừa dị ứng để ngăn chặn một số tác nhân gây dị ứng phổ biến. Tiêm phòng dị ứng có thể là một lựa chọn thích hợp nếu trong trường hợp đã cách ly vật nuôi và dùng thuốc nhưng con bạn vẫn có các triệu chứng dị ứng. Có những chất chiết xuất dị ứng mới như tác nhân gây dị ứng từ mèo FelD1.
Một số nghiên cứu cho thấy, tiến hành tiêm phòng dị ứng ở trẻ em có thể không chỉ giúp giải quyết các vấn đề ngay lập tức mà còn ngăn ngừa các triệu chứng dị ứng nặng hơn trong tương lai, theo Sublett. Nếu bạn nghĩ rằng tình trạng con mình sẽ tốt hơn nếu được tiêm phòng dị ứng thì nên đưa con đến gặp chuyên gia về dị ứng để được đánh giá và xác định xem tiêm phòng có ích hay không.
Chúng tôi có thể làm gì để giảm thiểu tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng từ vật nuôi?
Mặc dù có thể dễ dàng tránh được các tác nhân gây dị ứng từ vật nuôi hơn so với phấn hoa hay ve bụi nhà, nhưng một số tác nhân gây dị ứng từ các con vật như mèo rất khó tránh được. Theo đó, ACAAI khuyến cáo thực hiện các bước sau:
- Luôn luôn để vật nuôi tránh xa các phòng ngủ và chỉ giới hạn ở một vài phòng trong nhà, tốt hơn là các khu vực không được lát gạch như nhà bếp.
- Vì các chất gây dị ứng trong không khí có thể được lưu thông qua hệ thống sưởi ấm không khí và điều hòa không khí ở nhà, nên nếu tiến hành lọc không khí khắp nhà có thể làm giảm các chất gây dị ứng động vật lưu thông trong không khí. Lắp bộ lọc hiệu suất cao với mức đánh giá MERV là 12 trong lò và bộ điều hòa không khí. Chỉnh chế độ để tạo ra một bộ lọc không khí khắp cả nhà, loại bỏ các hạt có thể gây dị ứng. Thay bộ lọc ba tháng một lần để duy trì không khí trong nhà quanh năm luôn sạch sẽ.
- Để hộp phân vật nuôi cách xa khu vực sinh sống của gia đình
- Vệ sinh đồ dùng sạch sẽ. Đồ đạc, thảm, rèm cửa và thậm chí các bức tường có thể dính các tác nhân gây dị ứng. Hãy xem xét việc tháo bỏ thảm (chúng có thể bám dính các chất gây dị ứng lên đến 6 tháng) và thay thế chúng bằng sàn nhà trơn như linoleum hoặc gỗ cứng, ít nhất là trong phòng ngủ của con bạn. Một nghiên cứu chỉ ra rằng việc lau chùi bằng một miếng vải bám bụi khô là một cách hiệu quả để loại bỏ các chất gây dị ứng khỏi bề mặt cứng và mịn.
- Đầu tư vào máy hút bụi với bộ lọc HEPA (hạt không khí hiệu năng cao), thiết bị này không chỉ hút được lông, mảng bám động vật mà còn cả ve bụi nhà và phân gián. Không được hút bụi khi bé nằm trong phòng, hãy nhớ rằng phải mất gần 2 giờ các hạt bụi bị khuấy lên khi lau dọn mới có thể lắng xuống.
- Không cho vật nuôi đến gần đồ đạc. Chẳng có gì bắt bụi, lông, mảng bám động vật tốt như thảm, hay đồ nội thất. Nếu không thể, hãy bọc đồ dùng trong nhà như bàn ghế, sofa, bằng những loại vải có thể tháo rời để giặt dễ dàng.
- Không cho vật nuôi đến gần phòng ngủ. Bỏ thảm, rèm cửa bắt bụi ở phòng bé và cất các loại thú nhồi bông. Giặt thảm mỗi tuần một lần trong nước ít nhất 60 độ C. Bọc nệm và gối bằng ga chống các tác nhân gây dị ứng.
- Thay quần áo cho bé sau khi chơi với vật nuôi. Nếu không thể giặt quần áo ngay lúc đó, hãy để ở nơi riêng biệt.) Rửa tay ngay lập tức; trên thực tế, hãy cho bé tắm nếu có thể. Hãy tắm gội cho bé trước khi đi ngủ. Bạn sẽ không muốn con đi ngủ và mang theo các chất gây dị ứng vào phòng bé.