Viêm phế quản ở trẻ mới biết đi

Trẻ chập chững, trẻ lớn hơn và người lớn thường bị viêm phế quản. Trẻ sơ sinh thường không bị viêm phế quản, mà bị viêm tiểu phế quản (thường do nhiễm virus hợp bào hô hấp).

Viêm phế quản ở trẻ mới biết đi
Viêm phế quản ở trẻ mới biết đi

Nội dung chính bài viết:

  • Viêm phế quản là một bệnh thường gặp ở trẻ tập đi, trẻ lớn hơn và người lớn. Nguyên nhân gây ra do nhiễm virus, hoặc nhiễm khuẩn, dị ứng và các chất kích thích như khói, khói thuốc và bụi.
  • Viêm phế quản thường phát triển trong hoặc sau khi cảm lạnh, với một số triệu chứng điển hình như ho (ho khan chuyển sang ho có đờm), khó thở, đau hoặc thắt ngực, đau đầu, sốt, ớn lạnh…
  • Nếu trẻ bị viêm phế quản hãy đưa bé đi khám bác sĩ để nhận được lời khuyên và cách điều trị đúng đắn.
  • Viêm phế quản có thể lây nhiễm từ người này sang người khác, do đó hãy hướng dẫn trẻ cách phòng tránh cơ bản.
  • Một số mẹo giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn mà cha mẹ có thể dễ dàng thực hiện: cho bé uống đủ nước, để bé nghỉ ngơi nhiều, sử dụng nước muối sinh lý để làm sạch mũi,…

Viêm phế quản là gì?

Viêm phế quản còn được gọi là “chest cold”, là tình trạng nhiễm trùng hoặc viêm các đường dẫn khí lớn (ống phế quản) đến phổi. Khi con bạn bị cảm lạnh, viêm họng, cúm hoặc nhiễm trùng xoang, virusnày có thể lan tới các ống phế quản và làm cho đường hô hấp sưng lên, viêm và bị tắc đầy chất nhầy.

Nhiễm virus là loại phổ biến nhất ở trẻ em, nhưng viêm phế quản cũng có thể là do các bệnh nhiễm khuẩn, dị ứng và các chất kích thích như khói, khói thuốc và bụi.

Viêm tiểu phế quản là gì?

Viêm tiểu phế quản là tình trạng nhiễm trùng các đường dẫn khí nhỏ trong phổi (tiểu phế quản). Trong trường hợp này, các tiểu phế quản này có đầy chất nhầy và sưng lên. Viêm tiểu phế quản thường do nhiễm virus, thường là virus hợp bào hô hấp (RSV).

Mặc dù trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi không thường bị viêm phế quản, nhưng chúng thường bị viêm tiểu phế quản. Đó là bởi vì đường thở của trẻ nhỏ hơn và dễ bị tắc nghẽn hơn. Trên thực tế, viêm tiểu phế quản là nguyên nhân phổ biến nhất khiến trẻ phải nhập viện trong năm đầu đời.

Các triệu chứng của viêm tiểu phế quản bao gồm chảy nước mũi, nghẹt mũi và ho nhẹ. Nếu bệnh kéo dài, ho có thể nặng hơn và khó thở. Viêm tiểu phế quản nhẹ có thể được điều trị tại nhà, nhưng trong một số trường hợp cần phải nhập viện.

Các triệu chứng của viêm phế quản?

Vì viêm phế quản thường phát triển trong hoặc sau khi bị cảm lạnh, nên trẻ mới biết đi có thể bị các triệu chứng cảm lạnh như đau họng, mệt mỏi, chảy nước mũi, ớn lạnh, hoặc sốt nhẹ (38 đến 38,3 độ C). Mặc dù trẻ mới biết đi không thể nói ra cảm giác của mình nhưng bé cũng có thể:

  • Ho, thường bắt đầu bằng ho khan và không đờm, nhưng sau đó có thể chuyển sang có đờm màu vàng hoặc xanh
  • Khạc hoặc nôn trong khi ho
  • Khó thở
  • Đau hay thắt chặt trong ngực
  • Đau đầu
  • Đau nhức cơ thể nhẹ

Nếu bé bị viêm phế quản nặng, tình trạng sốt có thể kéo dài vài ngày, và ho kéo dài vài tuần cho đến khi các ống phế quản lành lại.

Ví dụ một số người – người lớn hút thuốc hoặc trẻ em sống chung với người hút thuốc – bị các triệu chứng viêm phế quản trong vài tháng hoặc thậm chí cả năm. Đây được gọi là viêm phế quản mãn tính (khác với viêm phế quản truyền nhiễm hoặc cấp tính).  Đó là một lý do để cấm tuyệt đối hút thuốc trong nhà bạn.

ho khan

Khi nào cần đưa bé đi khám bác sĩ?

Vì tình trạng này hầu hết là do virus, nên bác sĩ thực sự sẽ không thể làm gì nhiều cho những trẻ bị viêm phế quản, nhưng hãy gọi cho họ nếu:

  • Tình trạng ho của con trở nên tồi tệ hơn sau vài ngày.
  • Con bị sốt sau khi ho trong một hay hai tuần.
  • Con dưới 2 tuổi và bị sốt (nhiệt độ trực tràng là 38 độ C hoặc cao hơn) kéo dài hơn 24 giờ.
  • Con bị sốt nhiều lần trên 38 độ C.

Nếu bé dưới 3 tháng tuổi và bị ho, sốt, hoặc có bất kỳ triệu chứng bệnh khác, hãy đưa bé đến bác sĩ ngay lập tức. Cũng nên đưa trẻ mới biết đi tới bác sĩ ngay nếu:

  • Ho ra chất nhầy chứa máu.
  • Con thở khò khè hoặc khó thở.
  • Các triệu chứng của con kéo dài hơn ba tuần.
  • Con bị tái phát viêm phế quản.
  • Cách chẩn đoán viêm phế quản

Bác sĩ sẽ nghe phổi của trẻ bằng ống nghe. Bác sĩ có thể đặt một thiết bị vào cuối ngón tay của con bạn để đo lượng oxy trong máu (đo oxy xung ngón tay), ngoài ra có thể yêu cầu chụp X-quang ngực để đảm bảo con không bị viêm phổi, hoặc thử kiểm tra hen suyễn.

Cách điều trị bệnh viêm phế quản ở trẻ

Trong hầu hết các trường hợp, các bác sĩ sẽ cho bạn lời khuyên về cách để làm giảm các triệu chứng của con, nhưng sẽ không kê toa thuốc (viêm phế quản thường do một loại virus gây ra, do đó thuốc kháng sinh sẽ không giúp ích gì). Chúng thậm chí có thể có hại nhiều là lợi bằng cách gây ra các phản ứng phụ không mong muốn, như phát ban hoặc tiêu chảy hoặc tăng nguy cơ kháng thuốc kháng sinh của con bạn.

Tuy nhiên, nếu con bạn gặp khó khăn khi thở, bác sĩ có thể kê toa thuốc giãn phế quản, điều này có thể giúp mở các ống phế quản và loãng dịch nhầy.

Nếu quá trình kiểm tra cho thấy con của bạn bị viêm phế quản do vi khuẩn, viêm phổi, hoặc một nhiễm khuẩn khác (như ho gà), bác sĩ sẽ kê toa kháng sinh.

Cách để giúp trẻ bị viêm phế quản cảm thấy dễ chịu hơn?

Với sự chăm sóc ở nhà và nghỉ ngơi nhiều, tình trạng của con bạn sẽ cải thiện trong một tuần tới 10 ngày, mặc dù ho có thể kéo dài 3-4 tuần. Dưới đây là một số lời khuyên để làm giảm các triệu chứng của bé:

  • Cấp nước. Để giúp giảm ngạt mũi và ngăn ngừa mất nước, hãy chắc chắn rằng bé uống nhiều nước – đủ để giữ cho nước tiểu của bé có màu vàng nhạt hoặc màu trong. Cho bé uống nước, hoặc nước ép trái cây pha loãng với nước.
  • Nghỉ ngơi. Khuyến khích bé nghỉ ngơi nhiều. Thời tiết, bụi, khói lạnh có thể gây kích ứng đường hô hấp của trẻ, vì vậy phòng bé phải luôn sạch sẽ, ấm áp, không khói thuốc để tạo điều kiện hồi phục nhanh
  • Độ ẩm. Chạy máy tạo ẩm độ ẩm trong phòng ngủ của trẻ hoặc khu vực chơi trong ngày, đặc biệt nếu bạn sống trong một bầu không khí hanh khô. Làm ẩm không khí sẽ làm giảm tiết chất nhầy, giúp bé dễ thở hơn.
  • Nước muối. Để làm sạch mũi bị ngạt hoặc nghẹt mũi, hãy thử xịt nước muối. Đơn giản chỉ cần phun hoặc nhỏ một hoặc hai giọt vào mũi bé, sau đó cho bé xì ra. Nếu bé chưa biết tự xì mũi, bạn có thể hút nó ra bằng một ống xylanh hoặc máy hút mũi.
  • Ngủ kê cao đầu hơn. Kê gối cho bé khi ngủ để giúp bé dễ thở hơn
  • Mật ong. Để làm dịu cổ họng và giảm bớt ho, bạn có thể thử cho bé một ít mật ong (cho vào một ly trà ấm không chứa đường hoặc nước ấm, cùng với một ít chanh)

Lưu ý: Không bao giờ cho bé dưới 1 tuổi uống mật ong vì có thể gây ngộ độc, nguy hiểm còn dẫn đến tử vong.

  • Dùng thuốc, nếu cần. Để giảm sốt và bất kỳ cảm giác khó chịu nào, hãy cho trẻ uống acetaminophen hoặc ibuprofen với liều lượng phù hợp. Tuyệt đối không cho trẻ uống aspirin, vì điều này có liên quan đến hội chứng Reye, một tình trạng hiếm gặp nhưng có thể gây tử vong. Cũng đừng cho trẻ uống thuốc chống ho. Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ đã khuyên không nên cho trẻ em dưới 4 tuổi uống các loại thuốc ho không kê toa, vì việc ho ra dịch thực sự giúp con bạn khỏe mạnh hơn.

Viêm phế quản có lây không?

Có, rất có thể. Nếu con bạn bị viêm phế quản cấp tính (trái với viêm phế quản mạn tính, loại thường xảy ra giữa người hút thuốc và trẻ em sống chung với người hút thuốc), virus gây ra chứng bệnh này có thể lây lan sang người khác.

Do đó, hãy dạy trẻ mới biết đi che miệng khi ho hay xì mũi và rửa tay thường xuyên.

rua tay

Ngăn ngừa viêm phế quản ở trẻ

Không phải lúc nào cũng có thể ngăn ngừa con bạn bị viêm phế quản, nhưng rửa tay thường xuyên là một cách tốt để giảm nguy cơ lây nhiễm. Bạn cũng có thể:

  • Cung cấp thực phẩm dinh dưỡng.
  • Đảm bảo rằng con ngủ đủ giấc
  • Tránh xa những người bị ốm.
  • Tránh khói thuốc.
  • Đảm bảo con bạn và tất cả thành viên trong gia đình được tiêm chủng đầy đủ
  • Khi bé từ 6 tháng tuổi trở lên, đảm bảo hàng năm bé được tiêm phòng cúm.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *