Viêm tai ngoài ở trẻ em

Tình trạng nhiễm trùng phổ biến này thường xảy ra khi nước bị kẹt trong ống tai, làm “xói mòn” lớp bảo vệ da, thay đổi độ cân bằng pH và biến nó thành nơi sinh sôi nảy nở lý tưởng cho vi khuẩn và nấm.

Viêm tai ngoài ở trẻ em
Viêm tai ngoài ở trẻ em

Nội dung chính bài viết:

  • Viêm tai ngoài thường xảy ra khi có nước kẹt trong ống tai hoặc khi có vật lạ làm xước bên trong tai, gây ra tình trạng nhiễm trùng.
  • Dấu hiệu nhận biết trẻ bị viêm tai ngoài: ngứa, đau, tổn thương tai. Trong ống tai có thể bị đỏ, tróc vảy, đóng cặn hoặc rỉ dịch vàng, dịch có mùi hôi…
  • Để điều trị, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc nhỏ tai kết hợp thuốc giảm đau, nếu nặng hơn có thể kê thêm thuốc kháng sinh.

Viêm tai ngoài là gì?

Viêm tai ngoài là tình trạng nhiễm trùng lớp màng của ống tai ngoài. Tình trạng nhiễm trùng phổ biến này thường xảy ra khi nước bị kẹt trong ống tai, làm xói mòn lớp bảo vệ da, thay đổi độ cân bằng pH và biến nó thành nơi sinh sôi nảy nở lý tưởng cho vi khuẩn và nấm.

Nước hồ, thường chứa vi khuẩn, là thủ phạm phổ biến, nhưng tại sao nước hồ bơi lại gây ra tình trạng này là vì clo trong nước hồ bơi có thể giết chết vi khuẩn có lợi trong tai, cho phép vi khuẩn có hại tiếp quản. Ngay cả nước quá nhiều trong bồn tắm hoặc từ vòi hoa sen cũng có thể gây tình trạng này.

Nguyên nhân trẻ bị viêm tai ngoài

Con tôi không bơi hoặc tắm thường xuyên, làm sao bé có thể bị viêm tai ngoài?

Mặc dù nước là thủ phạm phổ biến nhất trong trường hợp này, nhưng nhiễm trùng tai ngoài cũng có thể gây ra do chấn thương lớp màng tai. Con bạn có thể đã nhét một cái gì đó vào tai (như hạt gì đó hoặc một ít thức ăn) hoặc làm xước bên trong tai, gây ra quá trình nhiễm trùng.

Bạn có cố gắng lấy ráy tai của bé bằng tăm bông không?

Đó thực sự là một ý tồi, vì ráy tai sẽ bảo vệ tai bằng cách bẫy bụi và vi khuẩn. Những sợi lông nhỏ của ống tai sau đó sẽ quét sạch ráy dính vi khuẩn. Nếu tăm bông đẩy ráy tai này vào sâu trong ống tai hơn, thì khu vực này sẽ càng trở nên “hiếu khách” với vi khuẩn hơn.

Các vấn đề về da như vẩy nến và eczema cũng có thể làm cho con của bạn dễ bị viêm tai giữa hơn.

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị viêm tai ngoài

Viêm tai ngoài thường bắt đầu biểu hiện bởi tình trạng ngứa. Khi tiến triển, nó có thể gây đau và tổn thương tai. Nếu tình trạng đau của bé tồi tệ hơn khi nhai hoặc khi bạn nhẹ nhàng kéo tai lên thì có thể bé đã bị viêm tai ngoài. (Chuyển động bên ngoài tai sẽ không ảnh hưởng đến trẻ bị viêm tai giữa).

Kiểm tra đường vào ống tai: bạn có thể thấy nó bị đỏ và tróc vảy, đóng cặn. Các triệu chứng khác bao gồm xuất huyết vàng, chảy nước hoặc có mùi hôi từ tai. Bé cũng có thể bị sưng trong tai hoặc trong các tuyến ở cổ.

Các phương pháp điều trị viêm tai ngoài

Yêu cầu bác sĩ kiểm tra tai cho bé. Ngoài việc yêu cầu bạn giữ tai bé luôn khô, bác sĩ có thể để nghị mua nước nhỏ tai có kết hợp các loại thuốc để giúp làm giảm viêm và diệt vi khuẩn.

Nếu nhiễm trùng nặng hơn, bác sĩ cũng có thể kê thuốc kháng sinh hoặc thuốc nhỏ chứa steroid.

Hãy hỏi bác sĩ xem có thể cho bé uống ibuprofen (nếu con từ 6 tháng tuổi trở lên) hoặc acetaminophen để giảm đau hay không. (Tránh xa aspirin, vì nó có thể khiến bé có nguy cơ bị hội chứng Reye, một căn bệnh hiếm gặp nhưng có khả năng đe dọa đến tính mạng). Đắp khăn ấm vào tai trẻ cũng có thể giúp giảm đau.

Bao lâu thì khỏi bệnh?

Bé sẽ khỏe hơn trong vài ngày và tình trạng nhiễm trùng nên hết trong khoảng 1 tuần sau khi bạn bắt đầu điều trị. Nếu tình trạng viêm không cải thiện sau bốn hoặc năm ngày điều trị, hãy gọi cho bác sĩ. Ngoài ra cũng cần gọi cho họ nếu con bạn bị sốt. (Bác sĩ có thể đề nghị bạn gọi nếu bé dưới 3 tháng tuổi và sốt từ 38 độ trở lên, hoặc nếu bé từ 3 đến 5 tháng tuổi và nhiệt độ của bé đạt 38,3 độ trở lên, hoặc nếu bé từ 6 tháng tuổi trở lên và sốt lên đến 39,4 độ C.

Đưa bé đến phòng cấp cứu ngay nếu đột nhiên bé bị sưng mặt, cỏ vẻ đau nghiêm trọng và sốt. Trong một số trường hợp hiếm, tình trạng nhiễm trùng này có thể bị lan sang tai trong, xương nền và dòng máu.

Phòng ngừa bệnh viêm tai ngoài

Viêm tai ngoài không lây, vì thế đừng lo lắng bé của bạn có thể lây từ những trẻ khác

Từ từ lau tai cho trẻ, không sử dụng tăm bông để làm sach bên trong tai, thay vào đó, dùng khăn lau mềm để lau chùi phần bên ngoài. Cố gắng hạn chế lượng nước vào trong tai bé khi tắm hoặc bơi.

Nếu con bạn dễ bị viêm tai ngoài, hãy nói chuyện với bác sĩ của bé về việc tiêm các mũi phòng ngừa. Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng dung dịch tự chế gồm dấm trắng và cồn, có thể giúp ngăn ngừa phát triển vi khuẩn. Hỗn hợp này đôi khi cũng được các bác sĩ khuyên dùng.

(Không sử dụng hỗn hợp này nếu bạn nghĩ con mình dễ bị nhiễm trùng vì nó có thể gây ngứa)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *