Cách đối phó khi không có một ca sinh như mong muốn

Hầu hết mọi phụ nữ đều lý tưởng về trải nghiệm sinh đẻ của mình. Nhưng vì bạn thuộc tình trạng mang thai nguy cơ cao, nên có thể cần sinh mổ, kích sinh sớm hoặc một phương pháp can thiệp y khóa khác mà bạn không hề muốn.
Cách đối phó khi không có một ca sinh như mong muốn
Cách đối phó khi không có một ca sinh như mong muốn

Phụ nữ mang thai nguy cơ cao thường có thể thất vọng và tổn thương tâm lý khi họ từng hi vọng có thể có một ca sinh đẻ như mong muốn. Dưới đây là những lời khuyên giúp bạn có thể chấp nhận được sự thực và hồi phục sau khi sinh không như mong muốn.

Trước khi sinh

Để xóa bỏ cảm giác tồi tệ, trước tiên bạn cần phải đối mặt với nó: Nhận thức được nỗi buồn, sự tức giận, cảm giác tội lỗi và những cảm xúc khác của mình.

Đừng đề ý đến các suy nghĩ vô nghĩa như “cách con tôi sinh ra như nào không quan trọng”. Điều này không quan trọng nếu nó làm bạn buồn. Nói chuyện với bất cứ ai lắng nghe bạn. Xử lý nỗi đau tinh thần còn khó khăn hơn nhiều khi bạn tự gặm nhấm nó một mình. Hãy gặp bạn bè, các thành viên trong nhóm hỗ trợ hoặc các cộng đồng trực tuyến hỗ trợ cho những phụ nữ mang thai có nguy cơ cao hoặc những người từng trải qua những nỗi buồn, đau, thất vọng khi sinh.

Ghi lại những trải nghiệm của bạn. Ghi lại những suy nghĩ và cảm xúc của bạn về việc không có được ca sinh như mong muốn có thể giúp bạn xử lý cảm xúc. Đừng so sánh trải nghiệm của mình với người khác, đơn giản chỉ vì nó chẳng giúp ích gì.

Hãy rộng lượng với chính mình. Bỏ qua tội lỗi hoặc đừng trách cứ, đánh giá mình. Những gì đang xảy ra với bạn chẳng phải là lỗi của một ai.

Đừng quan tâm đến những người nói với bạn rằng bạn không nên có cảm xúc như thế. Trên thực tế, cảm xúc của bạn hoàn toàn đúng đắn, là cảm xúc chân thực cần phải có và cần được tôn trọng.

Tập trung vào hiện tại. Qua thời gian, nỗi đau về tinh thần sẽ trở nên dễ chịu hơn

Sau khi sinh

Tập trung vào tương lai của mình với sự xuất hiện của em bé. Cuối cùng mối quan hệ của bạn với con sẽ đáng giá hơn nhiều so với nỗi thất vọng về việc sinh đẻ của mình.

Định hình lại cảm xúc của mình. Ví dụ nếu bạn cảm thấy thất bại vì không được sinh như mong muốn, hãy coi như mình đã rất may mắn khi sống sót qua những trải nghiệm khó khăn.

Tập trung vào những thứ cần thiết cho hiện tại. Lên danh sách tất cả những thứ bạn muốn.

Viết lại câu chuyện sinh đẻ của mình với cái nhìn tích cực. Nói chuyện với những người khác mà bạn đã ở cùng trong quá trình chuyển dạ để có được những ý kiến khác. Khi ý kiến thay đổi, có thể câu chuyện của bạn cũng thay đổi.

Nhận sự giúp đỡ thực sự. Nếu bạn thấy khó đi lại sau một ca sinh khó, bị chấn thương, hãy nhờ trợ giúp. Bác sĩ có thể giới thiệu bạn cho một chuyên gia trị liệu hoặc các chuyên gia khác có chuyên môn về chỉnh hình sau sinh.

Chứng trầm cảm và rối loạn căng thẳng sau sinh

Thai phụ hoàn toàn có thể hồi phục khá nhanh từ các ca sinh khó, và nhiều bệnh viện có các nhóm hỗ trợ tại chỗ cho những cặp cha mẹ mới trải qua những khó khăn khi sinh.

Nhưng hãy lưu ý bất kỳ vấn đề cảm xúc nào sau sinh dưới đây, đặc biệt là:

  • Bạn cảm thấy buồn chán sau vài tuần sau sinh. Hãy nói chuyện với bác sĩ để ô ấy có thể giúp bạn xác định xem liệu bạn có bị trầm cảm sau khi sinh (PPD) hay không.
  • Bạn có những suy nghĩ về việc làm tổn thương bản thân hoặc con mình. Nếu điều này xảy ra, hãy gọi đường dây nóng khẩn cấp tại địa phương hoặc ngay lập tức đi đến phòng cấp cứu của bệnh viện.

Quá trình chuyển dạ, sinh đẻ của bạn không chỉ gây buồn chán mà còn gây chấn thương. Trải nghiệm này có thể gây ra các vấn đề tâm lý kéo dài, như rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD). Nếu bạn có các triệu chứng của PTSD – như hồi tưởng có định kỳ, ác mộng, khó ngủ, hoảng loạn hoặc lo lắng, hoặc cảm giác bế tắc – hãy yêu cầu bác sĩ giới thiệu đến một nhà trị liệu chuyên về điều trị PTSD.

Bà bầu chia sẻ: Hãy chấp nhận việc sinh con của bạn

Làm thế nào để bạn tiếp tục đứng lên khi bạn không sinh con giống như cách thức bạn mong muốn? Dưới đây là những lời sáng suốt của các bà mẹ trong cộng đồng bà bầu:

“Đừng có xấu hổ vì cảm giác của bạn. Đừng buộc nỗi đau của bạn phải im lặng. Có một số con đường chúng ta cần phải đi nhiều lần đến khi có thể tiến lên. Cảm giác là của bạn. Bạn không cần phải biện minh với bất cứ ai. Một điều không phải là điều khó chịu đối với người này có thể là trải nghiệm tồi tệ nhất đối với người khác. Tôi nghĩ rằng tôi đã mất khoảng sáu tháng để có thể vượt qua những trải nghiệm tồi tệ nhất của tôi.” – Nina

“Tất cả những gì tôi làm là nhớ lại trải nghiệm đó mỗi ngày. Và tôi khóc. Tôi đã tưởng tượng một điều gì đó hoàn toàn khác – giống như trong phim – và khi nó không diễn ra giống như vậy, tôi rất đau khổ. Tôi không muốn nghe mọi người nói với tôi rằng, “Ừ thì cô đã trải qua tất cả những điều đó, nhưng hãy nhìn vào những gì cô có được: một cậu bé xinh đẹp”. Càng nhiều người nói như vậy, tôi càng cảm thấy tức giận. Sẽ phải mất một khoảng thời gian và đó không phải là chuyện một sớm một chiều nhưng rồi cuối cùng mọi chuyện sẽ khá hơn.” – ​​Jamie

“Con tôi đã được 15 tháng tuổi, cuối cùng tôi cũng cảm thấy bình thường trở lại cả về tinh thần, tình cảm và thể xác.” – Ani

“Sự kết nối không phải lúc nào cũng diễn ra ngay lập tức. Tôi đã không gặp được con gái tôi trong bệnh viện bởi vì con bé được đưa đến NICU vào buổi sáng sau khi tôi sanh con bé. Nhưng điều quan trọng là lúc này bạn có tất cả thời gian để kết nối với con bạn. Một số bà mẹ cần có thời gian, vậy nên bạn đừng nản lòng.” – Maya

“Tôi đã thảo luận với bác sĩ của tôi về những gì đã xảy ra, và bà ấy bảo tôi hãy “dẹp ý nghĩ quái quỷ của cô đi”. Đó là lời khuyên tốt! Sẽ mất một khoảng thời gian, nhưng hiện tôi cảm thấy như thể tôi có thể đối mặt nó can đảm hơn một chút rồi.” – Abigail

“Một tháng trước, tôi bắt đầu điều trị, và bây giờ tôi có thể thành thật nói rằng tôi có quan điểm hoàn toàn khác biệt. Tôi đã hoài nghi, nhưng nó đã cứu tôi. Đôi khi chỉ cần nói ra tất cả mọi thứ có thể tạo nên sự khác biệt rất lớn. Tôi không còn bị ám ảnh về việc sinh con. Tôi đã tìm được cách để mang lại tự do cho chính mình. Tôi đã học cách chấp nhận nó và nhận ra rằng tôi có thể lựa chọn nhớ về ngày sinh con của mình một cách tích cực.” – Jade

“Mục tiêu đầu tiên của tôi: Tôi sẽ viết lại câu chuyện sinh con của tôi với một thái độ tích cực, vì vậy nó khắc họa những tất cả những điều tuyệt vời làm thay đổi thay đổi ngày hôm đó. Tôi sẽ viết câu chuyện này để có thể đưa cho con trai của tôi (hay vợ của thằng bé) vào một ngày nào đó, và thằng bé sẽ cảm thấy hạnh phúc khi đọc nó.” – Mia

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *