Bất kỳ thai kỳ nào cũng cần lo lắng quan tâm đến từ việc ăn uống lành mạnh đến nghỉ ngơi đầy đủ. Và nếu bạn có thai kỳ nguy cơ cao, có thể bạn sẽ cảm thấy đặc biệt lo lắng. Chỉ cần nghe đến từ “nguy cơ cao” cũng đủ cảm thấy đáng lo ngại rồi. Hãy đọc về cách đối phó với chúng.
Cách đối phó với thai kỳ nguy cơ cao
Mang thai nguy cơ cao là gì?
Mang thai có nguy cơ cao có nghĩa là bạn cần chăm sóc thêm để có một thai kỳ khỏe mạnh do tình trạng cá nhân của mình. Thuật ngữ “nguy cơ cao” có thể áp dụng cho nhiều tình trạng sức khoẻ và hoàn cảnh ảnh hưởng đến việc mang bầu, như tiểu đường thai kỳ, HIV, béo phì, hoặc tiền sản giật,…
Phụ nữ mang thai có thể làm gì để khỏe mạnh nhất có thể?
Điều quan trọng nhất bạn có thể làm đơn giản là: phối hợp chặt chẽ với nhà cung cấp dịch vụ y tế hoặc chuyên gia của bạn.
- Tham dự tất cả các cuộc hẹn thăm khám.
- Thực hiện các kiểm tra, xét nghiệm mà bác sĩ đề nghị.
- Dùng thuốc theo toa.
- Đặt câu hỏi khi có vấn đề nghi vấn.
Bác sĩ có thể giúp bạn sống khỏe mạnh. Ví dụ, nếu bạn mắc bệnh tiểu đường, bác sĩ có thể giúp bạn xác định mức đường máu mục tiêu. Nếu bạn bị trầm cảm hoặc rối loạn tâm lý khác, trao đổi với chuyên gia về sức khoẻ tâm thần có thể giúp bạn kiểm soát tình trạng của mình. Khi có các dấu hiệu hoặc triệu chứng báo hiệu, là đã đến lúc cần chăm sóc khẩn cấp trong thai kỳ.
Nếu bạn phải hạn chế các hoạt động bình thường để duy trì sự khỏe mạnh thai kỳ, có nghĩa là xắp xếp lại cuộc sống để bạn có thể được nghỉ ngơi nhiều hơn. Nếu bạn làm việc, điều này có nghĩa là cần nói chuyện với bác sĩ (và cuối cùng là ông chủ) về cách chuyển đổi trách nhiệm trong công việc của mình hoặc liệu bạn có cần nghỉ phép y tế hay không.
Cách giảm thiểu căng thẳng stress
Thai kỳ có thể sẽ khiến bạn thay đổi cảm xúc liên tục. Các tốt nhất để kiểm soát căng thẳng không thể tránh khỏi là tập trung toàn bộ năng lượng của mình vào những gì bạn có thể kiểm soát được và bỏ qua những thứ còn lại. Dưới đây là một số cách hiệu quả nhất để đối phó với căng thẳng và giữ mình luôn thoải mái, bình tĩnh:
- Nghỉ ngơi. Ngủ nhiều. Dành thời gian hàng ngày để nghỉ ngơi, thiền, hoặc tìm cách thư giãn. Nếu bạn làm việc toàn thời gian, hãy cố gắng nghỉ trưa.
- Giảm khối lượng công việc xuống. Yêu cầu bạn đời hoặc thành viên khác trong gia đình của bạn tiếp tục làm việc nhà nhiều hơn. Nếu phù hợp với ngân sách, hãy cân nhắc thuê ai đó đến dọn dẹp hàng tuần.
- Tập thể dục. Trừ khi bạn được khuyên không nên, thì tập thể dục thường xuyên rất quan trọng trong thời kỳ mang thai. Đi bộ và bơi thường là sự lựa chọn tốt. Kiểm tra với bác sĩ về những loại bài tập an toàn và phù hợp với bạn.
- Tham gia lớp học yoga. Tập luyện yoga trước khi sinh, thiền và giảm căng thẳng dựa vào chánh niệm là những lựa chọn tốt để chống lại những ảnh hưởng của tình trạng căng thẳng.
- Ra ngoài. Không khí trong lành và ánh sáng mặt trời có xu hướng làm dịu và cải thiện tâm trạng. Dành thời gian ở ngoài trời còn có thể giúp bạn ngủ ngon hơn.
Cách bà bầu duy trì năng lượng của mình
Trong một số giai đoạn của thai kỳ, bạn sẽ cảm thấy mình chẳng còn năng lượng. Hãy đặt lại kỳ vọng của bạn và chấp nhận rằng phần lớn năng lượng cơ thể của bạn sẽ hướng tới em bé đang lớn lên trong bụng. Đồng thời, đây cũng là một số cách đơn giản để bảo tồn năng lượng của bạn:
- Sống chậm lại. Khi năng lượng không còn nhiều, có thể đó chính là cách của cơ thể báo hiệu bạn cần nghỉ ngơi.
- Duy trì nước trong cơ thể. Kiểm tra xem bạn cần uống bao nhiêu nước và đưa nó vào thói quen hàng ngày
- Ăn uống lành mạnh. Ăn nhiều thức ăn lành mạnh, như trứng, bột yến mạch và táo. Nếu bạn bị thiếu máu hoặc hàm lượng sắt thấp, bạn có thể cần phải bổ sung viên sắt. Theo đuổi một chế độ ăn uống cân bằng tốt là cách tốt nhất để có được tất cả các chất dinh dưỡng mà cơ thể cần.
Cách bà bầu có thể tự chăm sóc tinh thần của mình
Đừng bắt ép mình lúc nào cũng phải luôn lạc quan hay vui vẻ. Khi bạn đang phải đối mặt với những thách thức về y tế, việc thẳng thắn thừa nhận những khó khăn trong tình huống của bạn có thể là điều hữu ích hơn cả.
Nếu cảm giác dễ tổn thương giúp bạn tập trung vào làm những gì có thể giữ sức khỏe thì đó là một điều rất tốt. Nhưng hãy theo dõi cảm giác tội lỗi hoặc xấu hổ của mình vì nó có thể góp phần gây nên trầm cảm và lo lắng khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn. Đừng ngần ngại suy nghĩ liệu mình có thể ngăn chặn tình trạng này hay không.
Nếu bạn lo lắng về sức khoẻ hoặc cảm thấy thất vọng, hãy cân nhắc lên lịch hẹn với chuyên gia sức khoẻ tâm thần. Một nhà trị liệu có thể hỗ trợ tinh thần và giúp bạn xác định các mẫu hành vi góp phần gây căng thẳng, lo lắng, hoặc trầm cảm của bạn.
Các nhóm hỗ trợ sẽ cung cấp một cách xây dựng để kiểm soát những khó khăn mà bạn đang phải đối mặt. Chia sẻ cảm xúc của bạn với người khác sẽ giúp bạn cảm thấy bớt cô đơn và liên kết với những người cũng đang trải qua tình trạng tương tự như bạn.
Cách phụ nữ mang thai giúp người khác hiểu được điều đang trải qua
Mang thai nguy cơ cao có thể là một trải nghiệm đơn độc khi những người gần bạn nhất không biết nó thực sự là như thế nào. Dưới đây là một số gợi ý để giúp người khác hiểu về thai kỳ nguy cơ cao của bạn để họ có thể mang lại cho bạn sự đồng cảm và hỗ trợ khi cần:
- Hãy sẵn sàng nói về nỗi sợ hãi và trải nghiệm của bạn.
- Chia sẻ bài viết, sách hoặc thông tin khác về tình trạng của bạn.
- Đi cùng bạn đời hoặc bạn bè đến cuộc thăm khám với bác sĩ.
Cách yêu cầu bạn đời hỗ trợ
Sự hỗ trợ thiết thực và về mặt tinh thần là yếu tố then chốt mang lại thai kỳ khỏe mạnh. Đây là những lời khuyên bạn có thể nói chuyện với bạn đời về một thai kỳ có nguy cơ cao:
- Lắng nghe những mối quan tâm của đối tác. Việc mang thai khó khăn có thể củng cố mối quan hệ bởi vì đó là cơ hội để lắng nghe và hỗ trợ lẫn nhau. Hành động đơn giản để chia sẻ những lo lắng với nhau có thể giúp giảm bớt căng thẳng.
- Yêu cầu những gì bạn cần. Nếu bạn muốn được giúp đỡ về những công việc đặc biệt trong nhà, hãy lên danh sách. Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc khiến bạn tình hợp tác, hãy yêu cầu bác sĩ giải thích tại sao việc đó lại quan trọng như vậy.
Làm thế nào để xây dựng một mạng lưới hỗ trợ?
Có nhiều nguồn trực tuyến và ứng dụng có sẵn để giúp bạn xây dựng một mạng lưới hỗ trợ. Tận dụng dịch vụ chăm sóc trực tuyến, sẽ giúp bạn bè và gia đình dễ dàng giúp bạn hơn.
Nếu bạn chưa có nhà trị liệu, hãy cân nhắc tìm một người mà bạn có thể gặp thường xuyên. Các chuyên gia sức khỏe tinh thần cũng có thể kết nối bạn đến các nhóm hỗ trợ cũng như các nguồn khác trong cộng đồng địa phương của mình.
Làm thế nào khi tôi cảm thấy bực bội trước những bà bầu bình thường khác?
Thật tự nhiên khi bạn cảm thấy bực bội với những phụ nữ có thai kỳ dễ dàng trong khi mình thì không. Nhưng thực tế là, hầu hết mọi người đều không nói ra những khó khăn của mình.
Cách tốt nhất để không cảm thấy bực bội là chấp nhận sự thật rằng cuộc sống sẽ mang lại thách thức cho mỗi người. Người phụ nữ có thai kỳ “dễ dàng” có thể có những thách thức khác mà bạn không biết được. Thay vì cảm thấy bực tức, hãy cố gắng liên kết.
Và nếu bạn vẫn cảm thấy tức hãy tự hỏi mình xem có muốn họ cũng phải trải qua những gì bạn đang phải hứng chịu hay không. Câu trả lời có lẽ là không.
Cách đối phó với các cuộc hẹn thăm khám bổ sung cũng như và các xét nghiệm y tế
Bên cạnh việc kiểm soát cảm xúc, có một thai kỳ nguy cơ cao cũng có nghĩa là phải đối mặt với những thách thức sắp xếp chăm sóc thêm cho trẻ và xắp xếp thêm thời gian nghỉ việc. Khi giải quyết tất cả những yêu cầu này, có thể cần vài phút để suy nghĩ về những nguyên do của nó: có thể là vì sức khỏe của bạn và con.
Thăm khám thêm và thực hiện các cuộc kiểm tra xét nghiệm thêm là những gì bác sĩ yêu cầu làm để có thể đảm bảo về tình trạng của bạn hoặc có thể phát hiện sớm các biến chứng tiềm ẩn.
Hãy tận dụng các cuộc hẹn thăm khám của mình bằng cách đặt câu hỏi và theo dõi nếu bạn không hiểu câu trả lời. Tìm hiểu mọi thứ bạn có thể về các lựa chọn của mình. Bằng cách này, bạn có thể có cảm giác kiểm soát được tình trạng của mình và ít giận dữ hoặc sợ hãi hơn
Cách tốt nhất để trao đổi với bác sĩ về những mối lo ngại
Phát triển mối quan hệ tốt với bác sĩ bằng cách đặt nhiều các câu hỏi. Bạn có thể dễ dàng quên đi các nghi vấn của mình, vì vậy hãy lập danh sách câu hỏi từ một hoặc hai ngày trước buổi hẹn. Hãy cụ thể nhất có thể: Thuốc của tôi có cần uống vào một thời gian nhất định không? Trong trường hợp của tôi, nằm nghỉ trên giường có thể chính xác là tôi cần làm gì?
Nếu có thể, hãy nhờ một người trong gia đình hoặc bạn bè đến cùng bạn trong các cuộc thăm khám trước sinh. Bằng cách đó, bạn sẽ có thêm một người nghe thông tin từ bác sĩ cũng như được hỗ trợ tinh thần.
Cách đối phó với việc không có được ca sinh như mong muốn?
Nhiều bác sĩ và nữ hội sinh nói với bệnh nhân của mình là có thể viết ra một kế hoạch sinh đẻ của họ, nhưng cũng cần sẵn sàng ném bỏ nó đi nếu mọi thứ không đi đúng kế hoạch. Một số bà bầu nguy cơ cao phải mổ lấy thai, kích sinh hoặc thực hiện các can thiệp khác, điều này thực sự không giống như những gì họ muốn. Dưới đây là một số mẹo để đối phó với nỗi thất vọng khi không có được ca sinh như mong muốn:
- Chấp nhận nỗi buồn chán, tức giận và tội lỗi của bạn, hoặc bất cứ cảm xúc nào khác mà bạn có.
- Nói chuyện với bất cứ ai mà bạn tin tưởng là người biết lắng nghe, như bạn bè, thành viên của một nhóm hỗ trợ hoặc cộng đồng trực tuyến. Giải quyết tâm trạng cảm xúc sẽ khó khăn hơn là bạn cứ ôm khư khư nó trong lòng.
- Viết ra trải nghiệm của bạn, trên giấy hoặc trực tuyến.
- Đừng để ý đến những lời người khác nói với bạn rằng bạn không nên như thế. Ngay cả khi bạn có một em bé hoàn toàn khỏe mạnh thì việc có cảm xúc là thứ hoàn toàn bình thường và thiết thực.