Chảy máu hậu môn trong thai kỳ

Chảy máu hậu môn trong thai kỳ thường do bệnh trĩ, là khi các mạch máu bị sưng lên bất thường ở vùng trực tràng.
Chảy máu hậu môn trong thai kỳ
Chảy máu hậu môn trong thai kỳ

Nguyên nhân gây chảy máu hậu môn trong quá trình mang thai

Bệnh trĩ tương đối phổ biến trong thai kỳ, đặc biệt là vào ba tháng cuối và trong những tuần sau khi sinh. Bạn có thể thấy máu lẫn trong phân hoặc trên giấy vệ sinh nếu các tĩnh mạch bị sưng lên khi bạn:

  • Rặn khi đi cầu
  • Đi ngoài ra phân cứng
  • Cọ sát quá mạnh khi lau, chùi sau khi đi vệ sinh
  • Các vết nứt hậu môn cũng là một nguyên nhân khác gây chảy máu trực tràng. Bạn có thể có những vết nứt trên da quanh hậu môn nếu bạn đi phân cứng vì táo bón (một tình trạng thường gặp khác trong thai kỳ).

Cách ngăn chặn bệnh trĩ và nứt hậu môn trong thai kỳ?

Táo bón có thể gây ra bệnh trĩ và các vết nứt hậu môn (hoặc làm cho chúng tồi tệ hơn). Hãy thử những lời khuyên này để ngăn ngừa và giảm táo bón:

  • Ăn các loại thực phẩm có nhiều chất xơ như ngũ cốc nguyên cám và bánh mì cũng như trái cây và rau tươi mỗi ngày. Bạn cũng có thể thêm một vài muỗng canh cám lúa mì chưa chế biến (có bán tại các cửa hàng thực phẩm sức khỏe) vào món ngũ cốc ăn sáng của mình.
  • Uống nhiều nước. Một ly nước trái cây mỗi ngày (đặc biệt là nước mận) cũng có thể hữu ích.
  • Luyện tập thể dục đều đặn. Đi bộ, bơi lội và yoga đều có thể có lợi cho tình trạng táo bón.
  • Lắng nghe cơ thể. Đừng ngần ngại đi vào nhà vệ sinh khi có cảm giác buồn đi cầu
  • Hỏi bác sĩ về việc bổ sung chất xơ và tạm thời chuyển sang vitamin dành cho bà bầu chứa ít chất sắt (nhiều sắt có thể gây táo bón).

Cách giảm đau khi bị bệnh trĩ trong thai kỳ

Một số phụ nữ thấy dễ chịu hơn khi đắp một túi đá lạnh hoặc các miếng dán lạnh chứa chiết xuất cây phỉ, trong khi những người khác lại đeo một túi đệm sưởi ấm. Hãy xem cách nào tốt nhất cho mình bằng cách lần lượt thử các cách trên: bắt đầu với gói nước đá và sau đó là bồn tắm ấm.

Sử dụng khăn giấy mềm, màu trắng vì loại khăn này ít gây kích ứng hơn các loại khác. Hoặc sử dụng khăn lau có thể giặt sạch trước.

Ngoài ra còn có nhiều sản phẩm giảm đau trĩ trên thị trường, do đó yêu cầu bác sĩ gợi ý một loại thuốc tê bôi an toàn tại chỗ hoặc thuốc nhét hậu môn. Hầu hết các sản phẩm này chỉ được sử dụng trong thời gian ngắn (khoảng một tuần hoặc ít hơn) vì tiếp dùng lâu có thể gây viêm.

Tôi có nên gọi cho bác sĩ báo về việc bị trĩ hoặc có các vết nứt hậu môn không?

Hãy cho bác sĩ biết nếu bạn thấy có máu trong phân hoặc trên giấy lau – đôi khi có thể khó mà biết được máu đó là từ trực tràng hay âm đạo và bác sĩ có thể xác định điều này bằng một cuộc thăm khám sức khỏe.

Chảy máu trực tràng thường không phải là dấu hiệu của vấn đề nghiêm trọng ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ và chảy máu do trĩ cũng như do các vết nứt hậu môn thường tự hết, đặc biệt nếu bạn thực hiện đầy đủ các bước để ngăn ngừa hoặc điều trị táo bón.

Nếu đã thử các biện pháp trên nhưng vẫn tiếp tục bị chảy máu hoặc bị đau nặng, bạn có thể sẽ được giới thiệu đến một chuyên gia để điều trị.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *