“Điểm danh” 12 phản ứng phụ gây khó chịu cho bà bầu

Mang thai là một điều thật tuyệt diệu, nhưng một số phản ứng phụ của nó có thể gây khó chịu, bối rối và cực kỳ phiền nhiễu. Chúng tôi đang muốn nói đến việc thải chất lỏng cơ thể quá nhiều hoặc tình trạng ngứa, sưng phù và đầy bụng.
"Điểm danh" 12 phản ứng phụ gây khó chịu cho bà bầu
“Điểm danh” 12 phản ứng phụ gây khó chịu cho bà bầu

Những vấn đề này thường đến khi bạn đang nuôi lớn một con người mới hoàn toàn ở bên trong. Nhưng nếu những phải ứng phụ này đang ngày càng trở nên khó chịu hơn thì hãy tìm hiểu các bài báo của chúng tôi, bạn sẽ tìm ra các chiến lược đối phó cũng như những lời khuyên hữu ích về thời điểm cần yêu cầu bác sĩ trợ giúp và những thông tin về các vấn đề dường như vô hại nhưng có thể là dấu hiệu cho một vấn đề nào đó trong thời kỳ mang thai.

Và để hiểu hơn về một số vấn đề hay bị phàn nàn về thai kỳ như – chứng hay quên, đau ngực, chuột rút chân và nhiều hơn nữa – hãy xem các bài báo của chúng tôi về các triệu chứng và những yếu tố gây khó chịu trong thai kỳ.

1. Chứng ốm nghén

Hầu hết phụ nữ mang thai đều bị buồn nôn, nôn mửa, hoặc cả hai trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Các triệu chứng thường tồi tệ nhất vào buổi sáng, nhưng chúng có thể tiếp tục cả ngày. Buồn nôn thường giảm đáng kể khoảng tuần thai thứ 14, nhưng đối với một vài phụ nữ có thể kéo dài đến khi sinh.

Không ai biết chắc điều gì gây ra buồn nôn trong khi mang thai, nhưng có thể là do hormone, tăng khả năng khứu giác, nhạy cảm về mùi vị hoặc dạ dày nhạy cảm hơn.

Tìm hiểu thêm về chứng ốm nghén trong thai kỳ.

2. Đi tiểu thường xuyên

Ngay cả trước khi biết mình mang thai bạn cũng có thể nhận thấy cần đi tiểu thường xuyên hơn. Đây là một trong những dấu hiệu mang thai sớm nhất, phổ biến nhất và có thể sẽ tiếp tục cho đến khi sinh.

Thay đổi nội tiết tố khiến máu chảy nhanh hơn đến thận, làm đầy bàng quang thường xuyên hơn. Và sau đó, tử cung đang phát triển của bạn sẽ gây áp lực lên bàng quang.

3. Khí hư

Khí hư tiết nhiều hơn? Bạn sẽ không hình dung được nó. Những gì bạn thấy có lẽ là khí hư – dịch màu trắng sữa không mùi (hoặc có mùi nhẹ) mà bạn thường thấy ở quần lót trước khi mang thai. Bây giờ sẽ tiết dịch nhiều hơn, một phần là vì cơ thể bạn tăng sản xuất estrogen và máu chảy vào vùng âm đạo nhiều hơn.

Tìm hiểu về dịch tiết âm đạo trong thời kỳ mang thai.

4. Đầy hơi và chướng bụng

Đừng ngạc nhiên nếu bạn thấy mình đang ợ hơi giống như một cậu thiếu niên, buộc phải cởi khóa quần để bớt khó chịu hoặc đổ lỗi cho chú chó của mình trong tất cả những lần lỡ xì hơi.

Tại sao điều đó lại xảy ra? Trong quá trình mang thai bạn có nhiều progesterone hơn, một loại hormone làm giãn các mô cơ trơn trong cơ thể, kể cả đường tiêu hóa. Sự thư giãn này làm chậm quá trình tiêu hóa, có thể gây khí, chướng bụng, đầy hơi, và nói chung tạo ra một sự xáo trộn trong ruột, đặc biệt là sau một bữa ăn no. Nó cũng có thể góp phần gây ợ nóng.

Tìm hiểu thêm về đầy hơi, chướng bụng trong quá trình mang thai

5. Chảy máu chân răng

Trong thai kỳ, tình trạng sưng đỏ nướu dẫn đến chảy máu khi đánh răng hoặc xỉa răng khá phổ biến. Chúng cũng được gây ra bởi sự thay đổi lượng hormone, làm cho lợi phản ứng nhiều hơn với vi khuẩn trong mảng bám. Căn bệnh còn gọi là viêm nướu thai kỳ này ảnh hưởng đến một nửa số thai phụ.

6. Táo bón

Phần nào an ủi là tình trạng táo bón trên thực tế ảnh hưởng đến khá nhiều phụ nữ mang thai. Một thủ phạm có lẽ bạn cũng đoán ra đó là lượng hormone progesterone tăng làm chậm quá trình chuyển động của thực phẩm trong đường điêu hóa. Và vấn đề này sau đó có thể do cả tình trạng tử cung đang phát triển gây áp lực lên trực tràng.

Tìm hiểu thêm và táo bón trong thai kỳ.

7. Nước bọt quá nhiều

Một số phụ nữ cảm thấy dường như họ có nhiều nước miếng hơn bình thường, đặc biệt là khi họ buồn nôn. Một số có nhiều đến mức cứ thi thoảng lại phải nhổ đi.

Tìm hiểu thêm về tình trạng tiết nước bọt quá nhiều trong thai kỳ.

8. Bệnh trĩ

Bệnh trĩ là các mạch máu ở vùng trực tràng bị sưng lên bất thường. Chúng có thể chỉ ngứa hoặc gây đau dữ dội, đôi khi còn gây ra chảy máu trực tràng, đặc biệt là trong suốt quá trình đi cầu.

Một số phụ nữ bị bệnh trĩ lần đầu tiên trong khi đang mang thai – và nếu bạn đã bị bệnh trước khi thụ thai, có thể sẽ bị lại vào thời điểm này

Tìm hiểu thêm về bệnh trĩ trong thai kỳ.

9. Ngứa da

Không có gì là bất thường khi bị ngứa da, đặc biệt là da của bạn kéo căng ra để thích ứng với bộ ngực và bụng đang phát triển của bạn. Bạn cũng có thể phát hiện thấy các vấn đề thường khiến mình muốn gãi như da khô, eczema, dị ứng thực phẩm – ảnh hưởng đến bạn nhiều hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, ngứa dữ dội có thể là dấu hiệu cho thấy một vấn đề về thai kỳ.

Tìm hiểu thêm về tình trạng ngứa da trong khi mang thai.

ngua da

10. Chảy máu cam

Mang thai có thể làm cho các mạch máu trong mũi mở rộng, và lượng máu cung cấp đến tăng nhiều hơn sẽ gây áp lực lên các mạch máu mỏng manh này, khiến chúng dễ vỡ hơn.

Tìm hiểu thêm về chảy máu cam trong thời kỳ mang thai. 

11. Sưng phù

Thật bình thường khi bị sưng phù một chút trong thai kỳ vì đây là thời điểm bạn tích nước nhiều hơn. Ngoài ra những thay đổi hóa học trong máu cũng làm cho một ít chất lỏng thay đổi trong mô của bạn. Nhưng đôi khi tình trạng sưng phù có thể là dấu hiệu của một biến chứng nguy hiểm trong thai kỳ như chứng tiền sản giật.

Tìm hiểu thêm về chứng bệnh sưng phù trong thời kỳ mang thai

12. Nhiễm nấm men

Trong âm đạo của bạn sẽ luôn có một lượng men nhất định. Lượng men này chỉ gây ra vấn đề nếu chúng phát triển nhanh đến nỗi tràn ngập các vi sinh vật cạnh tranh khác. Nhưng trong qquas trình mang thai, mức estrogen cao hơn của bạn sẽ khiến nấm mọc nhanh hơn.

Tìm hiểu về nhiếm nấm trong thai kỳ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *