Giải mã hành vi lạ lùng của những ông bố tương lai

Dưới đây là một số lời khuyên từ nhà trị liệu Bruce Linton về cách để đưa những người cha tương lai trở về với sự minh mẫn của chính mình.
lạ lung
Giải mã hành vi lạ lùng của những ông bố tương lai

Thờ ơ với em bé

Người đàn ông của M.I.A: Đây là lần mang thai thứ hai của chúng tôi, và chồng tôi đã hành động hoàn toàn khác với lần mang thai đầu tiên. Anh ấy chưa bao giờ chủ động liên kết để cảm nhận chuyển động của đứa bé. Anh ấy thích mua đồ cho con, nhưng dường như thai kỳ của tôi là một điều rất trừu tượng đối với anh ấy.

  • Quan điểm của tiến sĩ Linton: Lần thứ hai là một trải nghiệm khác đối với cả hai bạn. Anh ấy thoải mái và tự tin hơn và coi thai kỳ của bạn như một phần quen thuộc hơn trong cuộc sống của anh ấy trong thời điểm này. Vì vậy, khi anh ấy nghĩ: “Được rồi, tôi biết điều gì đang xảy ra và có vẻ như chúng ta đang làm tốt” thì bạn vẫn có những lo lắng và cần anh ấy hỗ trợ nhiều như lần mang thai trước. Anh ấy cũng có thể cảm thấy choáng ngợp về việc có thêm một đứa trẻ khác trong khi vẫn còn đang cần dành nhiều sự yêu thương cho đứa trẻ đầu tiên và vì thế anh ấy dường như trở nên không can thiệp, quan tâm nhiều đến bạn. Có lẽ anh ấy không hề nhận ra rằng sự quan tâm, hỗ trợ của mình quan trọng đến nhường nào với bạn vì vậy bạn cần nói với anh ấy về điều đó.
  • Phản ứng khôn khéo: “Em biết anh yêu đứa lớn nhà mình biết nhường nào – nhưng đứa trẻ này cũng cần tình yêu và sự quan tâm của anh, ngay lúc này”, sau đó nắm lấy tay anh ấy đặt trên bụng bạn. Anh ấy sẽ cảm nhận được điều đó và bắt đầu xem lại mình.

Nói khi ngủ

Chồng tôi đã đấm vào lưng tôi khi chúng tôi đang ngủ – dĩ nhiên là một cách vô thức. Anh ấy thường ngủ say như một tảng đá, nhưng sau đó anh ấy nói và cử động rất nhiều trong khi ngủ.

  • Quan điểm của tiến sĩ Linton: Rõ ràng nếu anh ấy đánh bạn có chủ đích bạn cần phải tìm kiếm sự hỗ trợ nghiêm túc ngay. Nhưng điều này có vẻ như anh ấy lo lắng và có những giấc mơ lo lắng. Xét cho cùng, đó cũng là thai kỳ của anh ấy. Ngoài ra, thật không phải là dễ khi nằm ngủ với một thai phụ! Bạn thường xuyên thức dậy lúc nửa đêm để đi tiểu, điều đó sẽ làm gián đoạn giấc ngủ say của anh ấy. Quan trọng là các cặp vợ chổng phải ngủ cùng nhau để giữ sợi dây tình cảm và gần gũi hơn, và tôi chỉ khuyên các bạn nên ngủ khác giường hoặc khác phòng nếu không còn phương án nào khác. Bạn có thể thử đặt một cái gối giữa hai người, để ít nhất các bạn sẽ không chạm vào nhau khi bạn vung tay, chân hoặc xoay người.
  • Phản ứng khôn khéo: “Có vẻ như anh không ngủ ngon. Có phải việc em đi lại đã ảnh hưởng nhiều đến giấc ngủ của anh? Hay anh đang căng thẳng, buồn chán điều gì? Hãy nói về những điều có thể làm phiền anh và những gì chúng ta có thể làm để cùng nhau ngủ ngon hơn”.

Luôn kiểm soát vợ bầu của mình

Bạn đời tôi luôn cố gắng hạn chế mọi thứ tôi làm. Anh ấy nói tôi phải ăn gì, uống gì và thậm chí cả nên ngủ như thế nào. Anh ấy sẽ không quan hệ tình dục với tôi vì anh ấy tin rằng chúng tôi đang xâm phạm quyền riêng tư của đứa trẻ. Và mỗi khi tôi muốn lên tầng, tôi phải đợi anh ấy dìu vì anh sợ tôi sẽ bị ngã.

cham soc

  • Quan điểm của tiến sĩ Linton: Thông thường cho dù hành vi có lạ thế nào đi nữa thì ý định của một người cha cũng chỉ là muốn giúp đỡ người mẹ, bảo vệ thai kỳ và chuẩn bị cho việc nuôi dạy con cái. Chồng bạn đang bảo vệ bạn quá mức và quá cảnh giác khiến bạn có cảm giác mình giống như một con búp bê dễ vỡ chứ không phải như mẹ của con anh ấy. Anh ấy cần được kiểm tra nghiêm túc. Hãy nói với bác sĩ để xem hành vi này có nguy cơ và có đáng lo ngại không. Lắng nghe một chuyên gia là những gì anh ấy cần để “nới lỏng” mình.
  • Phản ứng khôn khéo: “Em rất cảm kích việc anh chăm sóc em, nhưng em cảm thấy mình giống như một phụ nữ bị kìm kẹp. Em muốn anh thoải mái hơn với em. Anh nghĩ gì về việc chia sẻ những mối lo lắng của anh với bác sĩ của em?”

Lơ đãng

Bạn đời tôi gần đây bắt đầu hay quên điện thoại. Điều này khiến tôi lo lắng vì tôi đã có những giấc mơ về việc tôi chuyển dạ mà không biết tìm anh ấy ở đâu.

  • Quan điểm của tiến sĩ Linton: Sự sợ hãi thực sự của bạn trong trường hợp này là anh ấy sẽ không có mặt khi bạn cần. Bây giờ chồng bạn cần làm rất nhiều thứ để có thể sẵn sàng đón bé – Có thể anh ấy suy nghĩ về tài chính, hay làm thế nào để anh ấy có thể cân bằng giữa công việc và gia đình hay đứa trẻ sẽ thay đổi mối quan hệ của các bạn như nào. Đôi khi, khi người ta cảm thấy choáng ngợp hoặc lo lắng về điều gì, người ta thường quên mất chỗ mình để thứ này thứ kia – chìa khóa, kính râm. Nếu điều này chỉ xảy ra vài lần thì không thành vấn đề, nhưng nếu là thói quen liên tục xảy ra thì bạn cần nói chuyện thẳng thắn.
  • Phản ứng khôn khéo: “Nghe có vẻ ngớ ngẩn nhưng khi anh để quên điện thoại, em thấy lo lắng sợ mình không thể liên lạc được với anh. Tại sao anh không để điện thoại cùng với ví và chìa khóa, như thế anh có thể lấy chúng cùng một lúc khi ra ngoài”.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *