Có rất nhiều thứ xảy đến với cảm xúc của mình, trong đó sự lo lắng có xu hướng là cảm giác phổ biến xảy ra trong suốt thai kỳ.
Giữ tinh thần tích cực sau một lần bị sảy thai
Tại sao tôi không thấy hạnh phúc khi mang thai lại sau một lần đã sảy thai?
Mặc dù đã mang bầu lại nhưng có thể cần một thời gian bạn mới thực sự cảm thấy hạnh phúc với thai kỳ của mình. Rất bình thường khi một người phụ nữ đã từng bị sảy thai cảm thấy lo lắng cô ấy sẽ lại bị sẩy tiếp. Điều đó khiến họ khó có thể cảm thấy hào hứng với lần mang thai sau này cũng như khó có thể tin tưởng rằng thai kỳ sẽ kéo dài.
Charlene Nelson, Giám đốc điều hành Trung tâm chuyên về sảy thai và trẻ sơ sinh tử vong tại Wayzata, Minnesota nói “Có rất nhiều thứ xảy đến với cảm xúc của mình, trong đó sự lo lắng có xu hướng là cảm giác phổ biến xảy ra trong suốt thai kỳ”.
Kim Kluger-Bell, một nhà tâm lý trị liệu đồng thời là tác giả của cuốn Những mất mát không thể nói thành lời: Hiểu về những trải nghiệm khi bị mất con, sẩy thai hoặc bong nhau thai, đồng ý rằng, “Sẽ thực sự căng thẳng – đặc biệt là đến thời điểm thai bị hư”.
Cả Nelson và Kluger-Bell đều không ủng hộ việc cố gắng che giấu nỗi đau mất con, mà khuyến khích cần nhìn nhận và chấp nhận nó. Bạn sẽ cảm thấy buồn bã, lo lắng hơn khi đến ngày phải sinh bé ra, nhưng đó là cảm giác hoàn toàn bình thường.
Đừng chỉ trích bản thân mình vì không thể hạnh phúc trong suốt thai kỳ. Hãy để mình được sống trong những cảm xúc của mình và cho mình cơ hội chia sẻ với những người bạn tin cậy. Đơn giản chỉ cần nói về những nỗi sợ hãi đó cũng có thể giúp bạn vơi đi phần nào.
Kluger-Bell cho biết: “Một khi phụ nữ vượt qua thời điểm mất mát trước đây, sẽ bắt đầu hình thành sự gắn bó với thai kỳ, bắt đầu cảm thấy tích cực hơn”, Kluger-Bell cho biết. Nhưng đừng nghĩ rằng lo lắng của bạn sẽ biến mất vào thời điểm đó. Bạn cũng biết rằng, việc đã nhận thức được rằng sẽ có những điều không thể lường trước được về thai kỳ cũng có nghĩa là nỗi lo lắng và sợ hãi của bạn sẽ vẫn còn cho đến khi bạn chuyển dạ và sinh. Mặt khác, bạn có thể thấy giảm lo lắng dần khi sắp đến chuyển dạ và gặp được bé.
Có thể bạn vẫn đau buồn vì đứa trẻ bị sẩy trước đó và nỗi đau có thể còn lấn át cả niềm vui bạn đang có. Thật tiếc là trong chúng ta không phải lúc nào cũng có chỗ đồng thời dành cho cả nỗi buồn và niềm hạnh phúc, vì vậy con người thường cảm thấy họ phải chọn một trong 2. Nhưng bạn không phải lựa chọn – tất cả cảm xúc của bạn đều có giá trị và có thật.
Làm sao tôi có thể đối phó với lo lắng của mình?
Chẳng ai có thể trả lời. Có thể hầu hết thời gian bạn sẽ cảm thấy rất lo lắng, nhưng khi đạt đến mỗi mốc quan trọng như nghe được nhịp tim em bé hoặc cảm nhận được cử động của bé, bạn sẽ được đảm bảo rằng mọi thứ đang tiến triển tốt. Dưới đây là một vài điều bạn có thể làm để duy trì tinh thần tích cực:
Toàn tâm toàn ý vào một việc. Nói thì dễ hơn làm nhưng điều này thực sự hiệu quả. Khi cảm thấy lo lắng về tương lai, hãy dừng lại và chỉ nghĩ về ngày hôm nay. “Quả quyết mỗi ngày”, và “Chúc mừng khi qua mỗi tuần”, Nelson gợi ý. Chú ý xem thai kỳ này khác với thai kỳ đã từng bị sẩy như nào và đặc biệt là xem mọi thứ đang tốt đẹp lên như nào. Chú ý những gì đãng diễn ra mỗi ngày và cách bạn và con giữ sức khỏe.
Tự chăm sóc bản thân. Làm những gì có thể để có được một thai kỳ khỏe mạnh. Chú ý vào sức khỏe và sự thoải mái của bạn. Ngủ, dinh dưỡng tốt, nghỉ ngơi mỗi ngày và hoạt động thể chất thường xuyên sẽ giúp bạn cảm thấy khoẻ mạnh cả về mặt thể chất và tinh thần. Nếu có thể, hãy chăm sóc bản thân bằng cách thi thoảng đi matxa bà bầu, và để bác sĩ trị liệu xoa bóp biết bạn đang phải đối phó với một thai kỳ căng thẳng. Yoga và thiền cho bà bầu cũng có thể rất có ích.
Hãy tìm những cách hợp lý để kiểm soát căng thẳng và lo lắng. Bạn có thể làm đủ để đối phó với nỗi mất mát đã trải qua, đừng làm quá sức, gánh vác thêm trách nhiệm ở nhà hay nơi làm việc và đừng hứa hẹn trách nhiệm quá nhiều với gia đình vào bạn bè. Hãy tập trung vào chăm sóc bạn thân mình, để mọi thứ nằm trong tầm kiểm soát của bạn.
Tập thể dục thư giãn. Hãy tạo ra những câu thần chú của riêng mình, như “Hãy khỏe mạnh chobes khỏe”. Nelson khuyên thai phụ nên tích cực trò chuyện với bé để tăng cường sự gắn kết. Sử dụng các kỹ thuật thư giãn nếu bạn lo lắng quá nhiều khiến không thể ngủ được vào ban đêm. Nói chuyện với bác sĩ nếu lo lắng làm bạn tỉnh táo không thể ngủ được vào ban đêm từ hơn 1 hoặc 2 tuần hoặc xảy ra cả tuần. Tự mình tìm hiểu về mất mát trước đó. Ví dụ, nếu tình trạng sẩy thai trong quá khứ được chẩn đoán là do ung thư ruột hoặc ung thư cổ tử cung, thì bạn có thể muốn nghiên cứu những vấn đề đó. Bạn có thể cảm nhận trong khi kiểm soát tình trạng của mình nếu hiểu được điều gì đã xảy ra trước đó. (Ngừng lại nếu quá nhiều thông tin khiến bạn cảm thấy quá tải).
Biết rằng mình không hề cô độc. Nếu không biết được điều gì đã gây nên nỗi mất mát của mình, hãy nhận ra rằng có rất nhiều ca sẩy thai và thai lưu không rõ nguyên nhân. Hãy nhớ rằng đã từng bị sẩy thai không có nghĩa là sẽ khiến bạn có nhiều nguy cơ bị sẩy thai tiếp. Thay vì lo lắng về những điều không đúng, hãy tập trung vào tình hình hiện tại của bạn và bé. Rất có thể mọi thứ sẽ ổn.
Trò chuyện với bạn đời của mình. Bạn đời cũng phải chịu đựng nỗi mất mát như bạn và các bạn có thể muốn thoải mái lại với nhau. Nhưng nam giới và nữ giới thường đối mặt với những mất mát theo cách khác nhau, và mặc dù nói về những điều đã xảy ra có thể khiến bạn cảm thấy tốt hơn nhưng cũng có thể khiến anh ấy cảm thấy tồi tệ hơn. Hãy tôn trọng cách vượt qua mất mắt của nhau và đừng buộc anh ấy phải làm theo cách của bạn nếu bạn làm cách khác.
Thường xuyên kiểm tra với bác sĩ. Thăm khám bác sĩ thường xuyên có thể đảm bảo em bé đang phát triển tốt. Điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn được coi là thai kỳ có nguy cơ cao. Mặc dù được chẩn đoán là thai kỳ nguy cơ cao có vẻ đáng sợ, nhưng điều đó thực sự có ích. Nelson nói, “bạn sẽ được theo dõi chặt chẽ hơn, điều này có thể rất tốt đặc biệt nếu bạn lo lắng về thai kỳ của mình”.
Yêu cầu được đến khám trong thời gian giữa các lần thăm khám để được nghe nhịp tim của bé nếu điều đó giúp bạn cảm thấy tốt hơn. Và nếu bác sĩ của bạn không hiểu được nỗi mất mát trước đó mà bạn phải gánh chịu thì có lẽ đã đến lúc cần tìm một vị bác sĩ khác.
Tìm một nhóm hỗ trợ. Kluger-Bell khuyến cáo các thai phụ nên liên hệ với Share – một tổ chức chuyễn hỗ trợ những người trải qua nỗi mất con hay sẩy thai, để giúp bạn tìm một nhóm trong khu vực của mình. Chia sẻ những thông tin cá nhân với người lạ ban đầu có thể hơi khó chịu nhưng các thành viên trong nhóm sau này thường trở thành những người bạn bè đáng tin cậy, những người thực sự có thể hiểu được cảm xúc của bạn. Nếu nhóm bạn đang tham dự không phù hợp, hãy yêu cầu bác sĩ cung cấp lựa chọn khác.
Hãy tìm kiếm sự hỗ trợ chuyên nghiệp nếu bạn cần. Nếu bạn có các triệu chứng trầm cảm lâm sàng hoặc lo lắng, hãy đến gặp một chuyên gia trị liệu. Càng ít căng thẳng về tinh thần và thể chất bạn sẽ càng khỏe mạnh hơn. Và điều trị những vấn đề này trong thời kỳ mang thai sẽ làm giảm nguy cơ trầm cảm hoặc lo lắng sau sinh.
Một chuyên gia trị liệu chuyên về rối loạn tâm trạng chu kỳ sinh sẽ là người có đầy đủ kiến thức để hỗ trợ bạn trong thời kỳ mang thai và sau sinh. Hãy yêu cầu bác sĩ giới thiệu, hoặc tìm kiếm trên mạng Internet. Tổ chức Hỗ trợ Sau sinh quốc tế có thể giúp bạn tìm được các tổ chức ở địa phương và cung cấp các cuộc trò chuyện điện thoại trực tiếp miễn phí với các chuyên gia cũng như các nhóm hỗ trợ trực tuyến.
Chúng tôi có nên đợi rồi mới thông báo với bạn bè và gia đình là đã mang thai lại hay không?
Đât là một quyết định cá nhân, và bạn nên làm điều mình cảm thấy thoải mái. Nhiều người đợi cho đến khi họ qua được mốc thời điểm xảy thai trước đó rồi mới chia sẻ tin vui vói mọi người, nhưng những người khác lại thấy có ích hơn khi nói với gia đình và bạn bè thân thiết sớm hơn để họ có được một đội ngũ hỗ trợ tại chỗ cho dù có bất kỳ chuyện gì xảy ra hay không.
Dành thời gian suy nghĩ về điều này và nói chuyện với bạn tình của bạn. Hãy chắc chắn cả hai đều đồng ý về điều cần làm trước khi để cho mọi người biết.
Khi chia sẻ tin tức, hãy nhớ rằng bạn bè và mọi người trong gia đình đều mong muốn bạn “khỏe mạnh, ổn định” khi mang thai lại. Hãy cố gắng tránh những người có ý tốt như “Thấy chưa? Người khác sẽ không làm được như thế đâu” hoặc “Bây giờ bạn có thể nghỉ ngơi và hạnh phúc”. Bạn có thể cần giải thích rằng có thai lại không có nghĩ là bạn không còn đau lòng vì mất mát trước đó.
Dù là gì đi nữa thì cũng đừng để những mong muốn của người khác làm mất đi trải nghiệm của bạn. Hãy nhớ rằng không có từ “nên” khi nói đến sự đau lòng. Bạn hoàn toàn có thể có cảm giác không ổn.