Hội chứng ống cổ tay khi mang bầu

Hội chứng ống cổ tay là gì? Hội chứng này gây ra những khó khăn gì cho thai phụ trong thời kỳ mang thai? Cùng tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây!
Hội chứng ống cổ tay khi mang bầu
Hội chứng ống cổ tay khi mang bầu

Hội chứng ống cổ tay hoặc đường hầm cổ tay trong thai kỳ có thể gây đau, tê ở tay và ngón tay không?

Có. Tê, ngứa ran, đau hoặc đau nhói ở ngón tay, tay, cổ tay là tất cả các dấu hiệu của hội chứng ống cổ tay. Tình trạng này rất phổ biến ở phụ nữ mang thai cũng như ở những người có hành động lặp lại ở tay, chẳng hạn như làm việc trên dây chuyền lắp ráp hoặc máy tính.

Trong thời kỳ mang thai, các triệu chứng ống cổ tay có xu hướng phát triển, đến rồi đi và thường khó chịu hơn vào ban đêm. Đôi khi sự khó chịu có thể lan rộng cả mặt trên tay và bắp tay. Trong trường hợp nặng hoặc mạn tính, bàn tay có thể trở nên vụng về hoặc yếu hơn.

Hội chứng ống cổ tay trong thai kỳ có thể bắt đầu bất cứ lúc nào, nhưng có nhiều khả năng bắt đầu hoặc tệ hơn trong tam cá nguyệt thứ hai. Hội chứng ống cổ tay thường ảnh hưởng đến cả hai bàn tay.

Nguyên nhân gây hội chứng ổng cổ tay trong thai kỳ?

Việc tích trữ chất lỏng (thường xảy ra trong thai kỳ) có thể dẫn đến hội chứng ống cổ tay. Việc tích trữ chất lỏng sẽ gây sưng và tăng áp lực lên ống cổ tay, một ống xương được hình thành bởi các xương cổ tay ở 3 bên và dây chằng chạy ngang qua cổ tay ở phía bên kia. Áp lực gia tăng trong khoảng không tương đối hẹp và không đồng đều này sẽ nén các dây thần kinh giữa chạy ngang qua nó, gây ra các triệu chứng đau đớn của đường hầm cổ tay. (Các dây thần kinh giữa mang cảm giác đến ngón tay cái và phần đầu, giữa, và nửa ngón đeo nhẫn, cũng chịu trách nhiệm về chuyển động của một cơ ở đáy của ngón cái).

Thai phụ sẽ có xu hướng tích nhiều chất lỏng hơn từ nửa sau thai kỳ, đó là lý do tại sao những triệu chứng này càng tồi tệ hơn trong giai đoạn sau của thai kỳ.

Làm sao tôi có thể giảm đau do hội chứng ống cổ tay trong thai kỳ?

Để giảm bớt khó chịu, hãy cố gắng xác định những hoạt động có xu hướng gây ra hoặc làm trầm trọng thêm hội chứng ống cổ tay và hạn chế những hoạt động này trong thời gian mang thai càng nhiều càng tốt. Tập yoga có thể cải thiện sức khỏe tay và làm giảm các triệu chứng.

Bạn cũng có thể điều chỉnh các dụng cụ ở bàn làm việc như:

  • Điều chỉnh độ cao của ghế để bàn tay không uốn cong xuống khi gõ máy tính.
  • Sử dụng bàn phím hoặc chuột loại ergonomic.
  • Nghỉ ngơi sau một khoảng thời gian làm việc để di chuyển cánh tay và kéo căng tay.
  • Nếu các triệu chứng làm phiền bạn vào ban đêm: Tránh ngủ đè lên tay. 
  • Nếu thức dậy bị đau, hãy thử nhẹ nhàng lắc tay cho đến khi tình trạng đau hoặc tê hết.

Khi nào cần gọi cho bác sĩ báo về các triệu chứng ống cổ tay?

Trong thời kỳ mang thai, hãy liên hệ với bác sĩ nếu cơn đau và tê cản trở giấc ngủ hoặc các hoạt động hàng ngày của bạn và trước khi dùng thuốc giảm đau. Bác sĩ có thể đề nghị đeo nẹp tay, dụng cụ thường làm giảm hội chứng ống cổ tay. Ổn định cổ tay ở vị trí trung lập (không uốn cong được) với thanh nẹp hoặc nẹp nhẹ ở phần ống cổ tay. 

Sau khi sinh, các triệu chứng hội chứng ống cổ tay có thể dần dần biến mất mà không cần điều trị vì sưng tấy sẽ giảm xuống, nhưng chúng cũng có thể ở lại lâu hơn nếu bạn đang cho con bú sữa mẹ.

Nếu các triệu chứng vẫn tồn tại sau khi sinh con, hoặc nếu các triệu chứng trầm trọng (có nghĩa là bạn bị tê liên tục, suy nhược cơ, hoặc mất cảm giác), hãy nhớ nói cho bác sĩ trong các lần thăm khám sau sinh để họ có thể giới thiệu cho bạn một chuyên gia trị liệu.

Chuyên gia có thể đề nghị dùng thanh nẹp nếu bạn chưa làm như vậy và dùng thuốc chống viêm như ibuprofen (không được khuyến cáo trong thời kỳ mang thai). Nếu những phương pháp điều trị này không có hiệu quả, bước tiếp theo có thể làm là tiêm cortisone, thực hiện liệu pháp siêu âm hoặc liệu pháp vật lý. Trong những trường hợp nặng, có thể cần thực hiện phẫu thuật nhẹ để giảm áp lực lên dây thần kinh giữa của bạn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *