Nhau cài răng lược (Placenta accreta)

Nhau cài răng lược thường không có triệu chứng. Do đó, đôi khi bạn thậm chí không biết cho đến khi sinh con.
Nhau cài răng lược (Placenta accreta)
Nhau cài răng lược (Placenta accreta)

Nhau cài răng lược là gì?

Nhau cài răng lược là một biến chứng mang thai có nguy cơ cao xảy ra khi nhau bám quá sâu vào thành tử cung. Thông thường, vài phút sau khi em bé được sinh ra, nhau sẽ tách ra từ thành tử cung và cũng được đẩy ra. Nhưng nếu bị tình trạng nhau cài răng lược, thai phụ có thể bị chảy máu nghiêm trọng. Nếu nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe nghi ngờ bạn bị nhau cài răng lược, bạn có thể sẽ cần sinh mổ, sau đó phẫu thuật cắt bỏ tử cung.

Nhau cài răng lược đã trở nên phổ biến hơn khi tỉ lệ sinh mổ ngày càng tăng trong hơn 50 năm qua. Tình trạng này ảnh hưởng đến khoảng 1 trong 530 ca sinh ở Mỹ mỗi năm.

Một tình trạng tương tự nhưng ít gặp hơn bao gồm placenta increta, trong đó nhau thai bám sâu vào cơ của tử cung và placenta percreta – trong đó nhau phát triển xuyên qua thành tử cung và đôi khi lấn vào gần các cơ quan lân cận.

Các dấu hiệu và triệu chứng của nhau cài răng lược

Nhau cài răng lược thường không có triệu chứng. Do đó, đôi khi bạn thậm chí không biết cho đến khi sinh con. Trong các trường hợp khác, nhà cung cấp có thể phát hiện ra dấu hiệu của bệnh qua siêu âm. Và chảy máu âm đạo trong tam cá nguyệt thứ ba có thể là một dấu hiệu cảnh báo.

Nếu bạn bị chảy máu âm đạo trong tam cá nguyệt thứ ba, hãy liên hệ ngay với nhà cung cấp dịch vụ y tế. Nếu chảy máu nặng, hãy gọi cấp cứu ngay hoặc đến phòng cấp cứu.

Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn bị nhau cài răng lược thì họ có thể siêu âm hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) để xem nhau thai dính vào thành tử cung như nào. Những xét nghiệm này không gây đau đớn và hoàn toàn an toàn đối với bạn và bé.

Bạn có thể được xét nghiệm máu để kiểm tra sự gia tăng alpha-fetoprotein. Số lượng này có xu hướng tăng nếu bạn bị nhau cài răng lược.

Cách điều trị nhau cài răng lược

Nếu nghi ngờ bạn bị tình trạng này, bác sĩ có thể muốn lên kế hoạch cho bạn đẻ mổ, sau đó sẽ tiến hành cắt bỏ tử cung mà nhau thai vẫn còn bám liền vào. Việc này sẽ ngăn chặn được tình trạng chảy máu đe dọa đến tính mạng.

Trong một số ít trường hợp, một số kỹ thuật nhất định có thể được sử dụng để kiểm soát tình trạng chảy máu và cho phép bạn giữ được tử cung. Nếu bạn đang hy vọng sinh con nữa, hãy trao đổi với nhà cung cấp về các lựa chọn của mình.

Nhau cài răng lược có thể buộc bạn phải chuyển dạ sớm. Vì vậy, ca sinh mổ của bạn có thể phải được lên kế hoạch sớm nhất là 34 tuần để tránh tình trạng chuyển dạ khẩn cấp, bất ngờ không được xắp xếp trước.

Bạn sẽ cần sinh ở bệnh viện có bộ phận chăm sóc đặc biệt và được trang bị để điều trị tình trạng chảy máu nghiêm trọng. Nhóm chăm sóc sức khoẻ có thể bao gồm một chuyên gia y tế chuyên về thai phụ và thai nhi (MFM), một bác sĩ phẫu thuật sản khoa, một bác sĩ phẫu thuật khung xương chậu và một bác sĩ gây tê, cũng như một bác sỹ sơ sinh để chăm sóc đứa trẻ non tháng của bạn.

Nếu tử cung bị cắt bỏ, bạn sẽ không thể mang thai một lần nữa. Nếu muốn có thêm con, bạn có thể quyết định chấp nhận hoặc sử dụng mang thai hộ.

Nhau cài răng lược không phát hiện được

Đôi khi bác sĩ của bạn không phát hiện ra tình trạng nhau cài răng lược cho đến khi bạn sinh và đó cũng là lúc đẩy nhau thai ra. Nếu nhau không tách khỏi thành tử cung và bạn bị chảy máu dữ dội thì nhau cài răng lược có thể là nguyên nhân dẫn đến. Tình trạng này có thể đe dọa mạng sống. Bạn có thể sẽ cần truyền máu nhiều lần và cắt bỏ tử cung để kiểm soát chảy máu.

Các yếu tố nguy cơ dẫn đến tình trạng nhau cài răng lược

Những yếu tố dưới đây có thể làm tăng nguy cơ:

  • Trước đó đã phẫu thuật sinh mổ hoặc có một quy trình phẫu thuật tử cung khác. Nguy cơ bị rau cài răng lược sẽ tăng lên với mỗi lần phẫu thuật tử cung, bao gồm cả phẫu phẫu thuật cắt bỏ u xơ. (Đây là lý do không nên sinh mổ vì những lý do phi y tế.)
  • Vị trí nhau thai bám vào. Nguy cơ của bạn sẽ cao hơn nếu nhau thai phủ một phần hoặc toàn bộ lên cổ tử cung (nhau tiền đạo) hoặc bám vào phần dưới của tử cung.
  • Số con đã được sinh. Nguy cơ nhau cài răng lược sẽ tăng lên với mỗi lần bạn sinh con
  • Một số vấn đề tử cung nhất định khác. Nguy cơ bị rau cài răng lược sẽ cao hơn nếu bạn có các u xơ tử cung hoặc sẹp trong mô dẫn tới tử cung.
  • Hút thuốc lá. Hút thuốc làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về nhau thai.
  • Độ tuổi của bạn. Nhau cài răng lược phổ biến hơn ở phụ nữ từ 35 tuổi trở lên.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *