Những loại thuốc điều trị chứng ốm nghén có thể dùng trong thai kỳ

Một số chất bổ sung và thuốc – cả dạng thuốc viên và thuốc tiêm tĩnh mạch – được coi là an toàn khi dùng để điều trị buồn nôn và nôn trong khi mang thai, mặc dù không phải tất cả đều hiệu quả.
Những loại thuốc điều trị chứng ốm nghén có thể dùng trong thai kỳ
Những loại thuốc điều trị chứng ốm nghén có thể dùng trong thai kỳ

Các loại thuốc điều trị chứng ốm nghén

Trước tiên, tốt nhất vẫn là không sử dụng thuốc để can thiệp chứng ốm nghén, như thế em bé sẽ không bị phơi nhiễm thuốc. Nhưng nếu các biện pháp khắc phục tại nhà không hiệu quả, hãy yêu cầu bác sĩ giới thiệu thuốc chống buồn nôn nào có thể làm giảm được chứng ốm nghén.

Các biện pháp điều trị chứng ốm nghén không cần kê toa:

  • Vitamin B6 thường giúp những bà mẹ dễ bị buồn nôn kiểm soát được ở mức nôn vừa phải – trường chuyên khoa Sản Phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG) coi đây là phương pháp điều trị hàng đầu cho chứng ốm nghén. 
  • Thuốc kháng histamine như doxylamin cũng được sử dụng để điều trị buồn nôn và nôn trong khi mang thai. Doxylamine bán sẵn tại các hiệu thuốc như một viên thuốc ngủ, vì vậy nó có thể khiến bạn buồn ngủ – đừng lái xe sau khi dùng doxylamine.
  • Kết hợp vitamin B6 và doxylamin cũng được ACOG đề xuất như một phương pháp điều trị ban đầu cho chứng ốm nghén. Sự kết hợp này được coi là an toàn và được bán dưới nhãn hiệu Diclegis. Bác sĩ có thể kê toa Diclegis hoặc đề nghị các loại thuốc không cần kê đơn
  • Các loại thuốc chống trào ngược như Zantac hoặc Pepcid đôi khi hiệu quả nếu chứng buồn nôn của bạn bị kích thích bởi các vấn đề về dạ dày hoặc đường ruột.

Thuốc trị ốm nghén kê theo toa:

Bác sĩ có thể kê toa cho bạn một trong các loại thuốc dưới đây nếu các phương pháp điều trị khác không hiệu quả. Vì thông tin rất hạn chế về sự an toàn của những loại thuốc này trong thời gian mang thai, vì vậy bác sĩ sẽ cân nhắc kỹ lưỡng các rủi ro và lợi ích:

  • Metoclopramide (Reglan)
  • Promethazine (Phenergan)
  • Prochlorperazine (Compazine)
  • Trimethobenzamit (Tigan)
  • Ondansetron (Zofran)

Dữ liệu an toàn về ondansetron không nhất quán: Một số nghiên cứu cho thấy ondansetron có liên quan đến sự gia tăng nhẹ nguy cơ hở môi vòm miệng hoặc các khuyết tật tim ở trẻ sinh ra từ phụ nữ đã dùng thuốc trong thời kỳ mang thai. Tuy nhiên, một nghiên cứu về ondansetron vào năm 2016 cho thấy, không có nguy cơ dị tật bẩm sinh, trong khi một số nghiên cứu khác lại cho thấy nguy cơ thấp. Một số chuyên gia khuyên sử dụng ondansetron chỉ khi không có phương pháp điều trị hiệu quả nào khác.

Các thuốc điều trị chứng nôn quá mức trong thai kỳ

Nếu buồn nôn và nôn mửa nghiêm trọng đến mức bạn không thể giữ lại bất cứ thứ gì trong bụng – bao gồm nước, nước trái cây, thực phẩm, vitamin bà bầu, và thuốc – bạn có thể bị chứng nôn mửa quá mức trong suốt thời kỳ mang thai. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ muốn bạn điều trị tại bệnh viện với việc truyền chất lỏng và tiêm thuốc tĩnh mạch.

Tiêm thuốc tĩnh mạch để điều trị chứng nôn quá mức bao gồm thuốc kháng histamine, chất đối kháng dopamine, chất đối kháng serotonin, chlorpromazine, và glucocorticoid. Những chất này thường được cung cấp cùng với chất lỏng, vitamin và khoáng chất dưới sự giám sát y tế chặt chẽ.

Nếu không có phương pháp điều trị khác, bác sĩ có thể đề nghị dùng phương pháp truyền dưới da. Điều này liên quan đến việc chèn một ống nhỏ dưới da của bạn để từ từ bơm thuốc vào cơ thể bạn trong suốt cả ngày.

Tuy nhiên, không có nhiều nghiên cứu về hiệu quả của việc này và bạn có thể có các biến chứng nhẹ, chẳng hạn như kích ứng da hoặc dị ứng ở vị trí đặt ống. Thảo luận kỹ về những rủi ro và lợi ích với bác sĩ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *