Sự phát triển thai nhi 30 tuần tuổi
Thai nhi 30 tuần tuổi
Quá trình phát triển của thai nhi
Thai nhi bây giờ dài khoảng 40cm, và nặng khoảng 1,5kg (bằng kích cỡ một cái bắp cải to). Thời điềm này có khoảng 1,5 lít nước ối bao quanh bé, nhưng thể tích này sẽ ít lại khi thai nhi lớn lên và chiếm nhiều chỗ trong tử cung hơn. Thị lực của bé đang tiếp tục phát triển, mặc dù không phải đã nhìn rất rõ, ngay cả sau khi sinh ra bé vẫn nhắm mắt hầu như cả ngày. Khi bé mở ra, bé sẽ phản ứng với những thay đổi ánh sáng nhưng sẽ có tầm nhìn ở mức 20/400 – có nghĩa là bé chỉ có thể nhìn thấy các vật thể cách vài cm trước mặt. (Tầm nhìn người lớn bình thường là 20/20.)
Cuộc sống của bà bầu thay đổi như thế nào?
Những ngày này bạn có thể cảm thấy mệt mỏi, đặc biệt là nếu bạn đang khó ngủ. Bạn cũng có thể cảm thấy khó chịu hơn bình thường, điều đó hoàn toàn dễ hiểu. Không chỉ nặng nề hơn mà trọng lượng trung tâm trên vòng bụng của bạn cũng gây ra sự dịch chuyển trọng tâm cơ thể của bạn. Ngoài ra, do những thay đổi nội tiết tố, dây chằng của bạn lỏng lẻo hơn, nên các khớp của bạn cũng lỏng lẻo hơn, điều này cũng có thể góp phần làm giảm khả năng cân bằng của bạn.
Ngoài ra, tình trạng giãn dây chằng này cũng có thể khiến bàn chân bạn to vĩnh viễn, vì vậy bạn có thể phải đầu tư thêm đôi giày mới với kích cỡ lớn hơn. Bạn có nhớ những thay đổi về mặt tâm trạng đã gặp ở thời kỳ đầu mang thai? Sự kết hợp của các triệu chứng khó chịu và sự thay đổi nội tiết có thể dẫn đến sự trở lại của những cảm xúc thăng trầm. Việc lo lắng về ca sinh nở của mình sẽ diễn ra như nào hoặc bạn có trở thành một phụ huynh tốt hay không là điều hết sức bình thường. Nhưng nếu bạn không thể thoải mái hoặc cảm thấy khó chịu hoặc kích động, hãy nói chuyện với bác sĩ của mình. Bạn có thể nằm trong số 1 trong 10 phụ nữ có nguy cơ trầm cảm trong thời kỳ mang thai. Cũng nên để bác sĩ biết nếu bạn thường xuyên lo lắng, bồn chồn.
“Tôi nhận ra rằng việc tìm một bác sĩ nhi khoa cũng quan trọng như việc tìm một bác sỹ sản giỏi, vì vậy tôi đã bắt đầu tìm kiếm từ sớm. Tôi đã hỏi bà mụ và trợ lý của họ, những bà mẹ tại hai trung tâm chăm sóc ban ngày, và trung tâm giới thiệu của bệnh viện địa phương”.
Tìm hiểu về: nhưng nỗi sợ thường gặp khi sinh
Bạn có lo lắng về việc sinh con không? Nên nhớ rằng bạn không hề cô độc! Dưới đây là một số những nỗi sợ hãi phổ biển mà chị em thường có và cách để đối phó với chúng.
Tôi sẽ không thể chịu được cơn đau đẻ
Theo một cuộc thăm dò, cứ 5 bà mẹ tương lai thì lại có 1 người nói đây là nỗi sợ hãi trong ba tháng đầu của họ. Một số phụ nữ biết trước rằng họ sẽ muốn đẻ giảm đau trong quá trình chuyển dạ và thực tế hầu hết đều quyết định chọn gây tê ngoài màng cứng. Những người khác cam kết sinh con mà không dùng thuốc. Họ chấp nhận đau đớn và khó chịu và tìm hiểu kỹ thuật để giúp kiểm soát nó. Với sự chuẩn bị và hỗ trợ đúng đắn, một số phụ nữ thấy sinh con tự nhiên cảm thấy rất hài lòng và hoàn toàn là có thể.
Tôi sẽ cần rạch tầng sinh môn nếu không nó sẽ bị rách
Rạch tầng sinh môn là rạch ở vùng cơ giữa âm đạo và hậu môn được thực hiện ngay trước khi sinh để mở rộng đường âm đạo. Một số phụ nữ bị rách tự nhiên trong quá trình sinh – mặc dù đã rạch – và những vết rách này có thể ở tình trạng từ mức không thể phát hiện ra đến mức nặng cần khâu để chỉnh sửa. Khi đạt gần đủ các tiêu chuẩn, thủ thuật rạch tầng sinh môn hiện ít được áp dụng hơn và các chuyên gia bây giờ đồng ý rằng quy trình này không nên được thực hiện thường xuyên. Hãy trao đổi với bác sĩ về tình trạng khiến bà ấy sẽ thực hiện thủ thuật rạch tầng sinh môi và cách bác sĩ có thể giúp bạn tránh quy trình này hoặc tránh bị rách. Có một số bằng chứng cho thấy bạn sẽ có ít khả năng cần khâu nếu bạn bắt đầu matxa vùng này khoảng 5 tuần trước khi sinh.
Tôi sẽ đại tiện trong khi sinh
Trong một cuộc thăm dò, 70% phụ nữ cho biết họ e rằng mình sẽ đại tiện trong khi sinh, 39% nói rằng họ thực sự đã làm thế, và chỉ có 22% cảm thấy xấu hổ. Mặc dù bây giờ nói thì có thể khó tin nhưng nếu bạn chẳng may có đại tiện trong khi rặn đẻ thì cũng chả ai để ý. Bác sĩ sẽ dọn sạch nó, thậm chí trước cả khi bạn biết những gì đã xảy ra.
Tôi sẽ bị xui khiến áp dụng những can thiệp y khoa không cần thiết
Cách tốt nhất để tránh nỗi sợ này là nói chuyện thẳng thắn với bác sĩ. Nếu bạn tin tưởng và tôn trọng họ, bạn hoàn toàn có thể in tâm rằng họ sẽ làm những gì tốt nhất cho bạn và đứa trẻ vào ngày sinh. Nếu bác sĩ biết được mong muốn của bạn (bạn có thể đưa ra kế hoạch sinh) họ sẽ làm hết sức để theo kế hoạch đó.
Tôi sẽ phải đẻ mổ
Cứ 5 phụ nữ sinh con lần đầu thì lại có 1 người phải sinh mổ, nên nỗi sợ hãi này hoàn toàn có thể hiểu được. Nếu bạn mong muốn được sinh thường thì việc đẻ mổ đối với bạn có thể là một điều đáng thất vọng. Một số bà mẹ nói rằng họ cảm thấy mình như bị lừa dối, đặc biệt là nếu họ đã tham gia các lớp học về sinh đẻ và tưởng tượng về “một ca sinh lý tưởng” hoặc nếu họ cảm thấy sinh mổ thực sự không cần thiết. Những người khác thì nói rằng họ cảm thấy cứ như họ có điều gì đó chẳng còn giống là phụ nữ khi phải sinh mổ. Nếu bạn có những xúc cảm như thế thì có lẽ sẽ phải mất một khoảng thời gian mới cân bằng được sự thật về trải nghiệm khi sinh với những gì bạn tưởng tượng ra trong quá trình mang thai. Điều này có thể cho chúng ta thấy rằng, nhiều phụ nữ thấy việc sinh con, dù là sinh thường hay đẻ mổ, đều rất khác so với tưởng tượng, mong đợi của họ.
Tôi sẽ không đến bệnh viện kịp
Cấp cứu sinh đẻ tại nhà là việc rất ít gặp, đặc biệt là với những đứa con đầu. Nhưng bạn không thể bỏ qua được nỗi sợ hãi này, hãy kiểm tra các hướng dẫn sinh đẻ tại nhà để biết về những thông tin liên quan.
Hành động: lắp ráp đồ dùng cho em bé
Đây là công việc hoàn hảo cho người bạn đời hoặc bạn bè của bạn, những người muốn giúp đỡ bạn. Giường, nệm nhỏ và xe đẩy có thể rất phức tạp, đặc biệt khi bạn bị thiếu ngủ, vì vậy hãy bắt đầu chuẩn bị ngay bây giờ. Nôi, các đồ di động, điều khiển thường cần có pin, vì vậy hãy đảm bảo có sẵn pin trong nhà: Mẹo: xem xét dùng loại pin có thể sạc và thiết bị sạc pin.