Tiêm vắc xin phòng bệnh cúm khi đang mang thai

Tiêm phòng cúm cho bà bầu cũng mang lại lợi ích cho em bé của bạn. Các kháng thể mà cơ thể bạn phát triển sẽ được truyền cho em bé và bảo vệ bé khỏi bệnh cúm trong vài tháng sau sinh.

Tiêm vắc xin phòng bệnh cúm khi đang mang thai
Tiêm vắc xin phòng bệnh cúm khi đang mang thai

Tại sao các cơ quan y tế buộc phụ nữ mang thai phải tiêm phòng cúm?

Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) và các cơ quan y tế công cộng khác, khuyến cáo phụ nữ mang thai tiêm phòng cúm vì phụ nữ mang thai bị cúm sẽ có nguy cơ bị biến chứng nghiêm trọng và phải nhập viện điều trị. Hệ thống miễn dịch của bạn sẽ yếu hơn trong thời gian mang bầu và bạn dễ bị mắc tất cả các loại bệnh hơn.

Các biện pháp phòng ngừa, như rửa tay và tránh xa những người bị bệnh, cũng thường được khuyến khích để tránh mắc bệnh nói chung. Nhưng khi nói đến cúm trong khi mang thai, CDC cho rằng, tiêm phòng là cách tốt nhất để bảo vệ bản thân.

Ngoài ra, tiêm phòng cúm cho bà bầu cũng mang lại lợi ích cho em bé của bạn. Các kháng thể mà cơ thể bạn phát triển sẽ được truyền cho em bé và bảo vệ bé khỏi bệnh cúm trong vài tháng sau sinh. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, trẻ sinh ra từ phụ nữ được chủng ngừa cúm có nguy cơ mắc bệnh cúm thấp hơn 70% trước 6 tháng tuổi so với trẻ sinh ra từ những bà mẹ không được tiêm phòng cúm. Việc bảo vệ có thể rất quan trọng bởi vì trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi không chỉ đặc biệt dễ bị biến chứng, mà còn quá nhỏ để được tiêm phòng căn bệnh này.

Vắcxin phòng bệnh cúm có an toàn cho phụ nữ mang thai không?

Có, theo CDC và các cơ quan y tế khác của chính phủ. Chích ngừa bệnh cúm đã được chứng minh là an toàn và hiệu quả đối với phụ nữ mang thai và trẻ đang phát triển ở tất cả các giai đoạn của thai kỳ (kể cả tam cá nguyệt thứ nhất).

Cúm là một căn bệnh nghiêm trọng có thể khiến bạn bị ốm từ vài ngày đến vài tuần, trừ khi bạn cố gắng giữ gìn sức khỏe và nuôi dưỡng em bé đang phát triển của bạn. Trong khi đó, nguy cơ bệnh tật hoặc tác hại từ vắc xin cúm là rất nhỏ.

Có nguy cơ vẫn mắc bệnh cúm khi đã tiêm phòng không?

Không, không thể có nguy cơ. Chích ngừa cúm không chứa virus sống – điều duy nhất có thể gây ra bệnh cúm.

Chích ngừa bệnh cúm bằng cách sử dụng vắc xin bất hoạt, chứa các mảnh virus cúm đã bị tiêu diệt, kích thích cơ thể sản sinh ra các kháng thể bảo vệ bạn khỏi phiên bản virut cúm sống nếu bạn tiếp xúc với nó. Và vì virút cúm trong vắcxin đã chết nên nó không thể lây nhiễm cho bạn.

Chủng ngừa cúm dạng xịt mũi khi mang thai có an toàn không?

Không. Không nên dùng vắc xin ngừa cúm dạng xịt mũi (FluMist) cho phụ nữ có thai. Vắc xin chủng ngừa cúm dạng xịt mũi không thể gây ra bệnh cúm, nhưng chúng chứa virut cúm sống, đã bị suy yếu. Trong mọi trường hợp, thuốc chủng ngừa bệnh cúm dạng xịt mũi đã không còn được đề nghị cho bất kỳ ai vì những lo ngại về hiệu quả của nó.

Tiêm phòng cúm trong 3 tháng đầu thai kỳ có an toàn không?

Có. Theo bác sĩ sản khoa Laura Riley, giám đốc y tế và sinh nở tại Bệnh viện đa khoa Massachusetts, “việc chờ đợi đến qua tam cá nguyệt thứ nhất không có lợi ích gì. Hãy tiêm văcxin khi có sẵn, dù bạn đang ở tam cá nguyệt thứ nhất, thứ hai hoặc thứ ba. “

Vắcxin cúm có chứa thimerosal không?

Một số lô vắcxin cúm chứa thimerosal còn một số thì không. Thimerosal chứa một lượng nhỏ thủy ngân và được sử dụng làm chất bảo quản trong một số loại văcxin. (Vắcxin cho trẻ em, trừ các loại thuốc chủng ngừa cúm cụ thể đều không chứa. Các nhà sản xuất đã ngừng sử dụng nó trong thuốc chủng ngừa cho trẻ em vào năm 2001).

CDC đã xem xét độ an toàn của thimerosal đối với phụ nữ mang thai và trẻ đang phát triển, nhưng vắcxin cúm không chứa thimerosal có sẵn ở dạng ống tiêm đơn liều cho phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ do những lo ngại của công chúng về chất bảo quản. Nếu bạn muốn tiêm chủng một loại văcxin không chứa thimerosal, hãy trao đổi với bác sĩ hoặc các nhà cung cấp vắcxin cúm ở địa phương khác.

Tiêm phòng cúm có bảo vệ phòng chống được nhiều hơn 1 loại virut cúm không?

Có. Vắc xin phòng cúm mùa hè 2017-2018 bảo vệ chống lại ba hoặc bốn virut cúm có khả năng lây bệnh trong mùa này. Phiên bản vắc xin 3 lần phổ biến hơn này sẽ bảo vệ chống lại ba loại virut và phiên bản 4 lần sẽ bảo vệ chống lại bốn loại virut.

Các phản ứng phụ có thể xảy ra khi tiêm phòng vắc xin cúm là gì?

Các phản ứng phụ hay gặp nhất thường ở tình trạng nhẹ, bao gồm đau, đỏ, nhạy cảm hoặc sưng ở chỗ tiêm. Một số người cũng bị đau đầu, đau cơ, sốt, buồn nôn và ngất xỉu. Nếu có phản ứng phụ, chúng thường bắt đầu ngay sau khi bạn được tiêm và có thể kéo dài một hoặc hai ngày.

Cũng như bất kỳ loại vắc xin nào khác, phản ứng dị ứng trầm trọng rất hiếm nhưng cũng có thể xảy ra. Bất cứ ai bị phản ứng dị ứng trầm trọng với một loại văcxin cúm thì không nên tiêm phòng nữa.

Nếu bạn dị ứng với trứng gà nhưng chỉ phát ban sau khi tiếp xúc, thì bạn vẫn có thể tiêm phòng cúm. Nếu bạn có phản ứng nghiêm trọng hơn với trứng, bạn có thể tiêm phòng dưới sự theo dõi y tế chặt chẽ. (Trứng gà được sử dụng như một môi trường để phát triển vi rút cúm, sử dụng trong vắc xin cúm.)

Trước khi tiêm phòng, hãy chắc chắn cho bác sĩ biết bạn có bất kỳ bệnh dị ứng nghiêm trọng nào khác hay nếu bạn từng mắc hội chứng Guillain-Barré, một chứng rối loạn tự miễn dịch hiếm gặp.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *