Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ yêu cầu các nhà sản xuất thực phẩm phải bổ sung axit folic vào các sản phẩm ngũ cốc như ngũ cốc ăn sáng, bánh mì, mì ống và gạo.
Axit folic: Tại sao cần bổ sung trước và trong khi mang thai?
Tại sao phụ nữ cần axit folic?
Nếu bạn đang mang thai hoặc có thể mang thai, điều quan trọng là phải có đủ axit folic, dạng tổng hợp của vitamin B9, còn được gọi là folate.
Axit folic giúp ngăn ngừa các khiếm khuyết ống thần kinh (NTDs) – các khuyết tật bẩm sinh nghiêm trọng của tủy sống (như nứt đốt sống) và não (như chứng bệnh không não). Các ống thần kinh là một phần của phôi mà từ đó cột sống và não của bé phát triển. Tình trạng NTD ảnh hưởng đến khoảng 3.000 trường hợp mang thai mỗi năm tại Hoa Kỳ.
Các khiếm khuyết ống thần kinh xuất hiện ở giai đoạn phát triển rất sớm, thâm chí còn trước cả thời điểm nhiều phụ nữ biết mình mang bầu- đó là lý do tại sao điều quan trọng là bắt đầu dùng axit folic trước khi tìm cách thụ thai.
Các Trung Tâm Kiểm Soát và Ngừa Bệnh (CDC) báo cáo rằng, những phụ nữ sử dụng liều dùng axit folic bắt buộc hàng ngày ít nhất một tháng trước khi thụ thai và trong ba tháng đầu thai kỳ giúp giảm nguy cơ mắc các khuyết tật ống thần kinh lên đến 70%.
Một số nghiên cứu cho thấy axit folic có thể làm giảm nguy cơ mắc các khuyết tật khác như: hở môi, hở hàm ếch và một số loại khuyết tật tim. Nó cũng có thể làm giảm nguy cơ tiền sản giật, chứng rối loạn huyết áp nghiêm trọng ảnh hưởng đến khoảng 5% phụ nữ mang bầu.
Axit folic còn giúp gì khác cho bạn? Cơ thể bạn cần dưỡng chất này để tạo ra các tế bào hồng cầu bình thường và ngăn ngừa một loại thiếu máu. Nó cũng rất cần thiết cho việc sản xuất, sửa chữa, và làm việc của DNA, bản đồ di truyền của chúng ta và một khối các tế bào xây dựng cơ bản. Bổ sung đủ axit folic là điều đặc biệt quan trọng đối với sự tăng trưởng tế bào nhanh chóng của nhau thai và thai nhi đang phát triển của bạn.
Bạn cần bao nhiêu axit folic?
Để giảm nguy cơ phát triển chứng dị tật ống thần kinh, các chuyên gia khuyên bạn nên dùng 400mg axit folic mỗi ngày, bắt đầu ít nhất một tháng trước khi mang thai.
Trên thực tế, vì một nửa số trường hợp mang thai ở Hoa Kỳ là không có kế hoạch từ trước nên CDC, Cơ quan Y tế Công cộng Hoa Kỳ, Tổ chức phi lợi nhuận hàng đầu Mỹ March of Dimes, Trường Chuyên khoa Sản Phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG) và các chuyên gia khác khuyên tất cả các phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ nên bổ sung đủ 400 mcg axit folic mỗi ngày.
Một số nhóm, như Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ, đề nghị tăng lượng nạp vào ít nhất 600 mcg mỗi ngày khi bạn mang thai.
Kiểm tra nhãn dán thành phần của loại vitamin tổng hợp bổ sung của bạn để đảm bảo bạn đang nhận được đủ liều lượng đó. Nếu không, bạn có thể đổ loại khác hoặc bổ sung axit folic riêng biệt (đừng bao giờ uống nhiều hơn một loại vitamin mỗi ngày).
Nếu bạn đang dùng vitamin bà bầu kê theo toa, nó có thể chứa từ 800 đến 1.000 mcg axit folic. Xin nhắc lại một lần nữa, nên kiểm tra nhãn.
Không nên uống nhiều hơn 1.000 mcg/ngày của axit folic trừ khi bác sĩ của bạn khuyên thế. Điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn là một người thuần chay. Người ăn chay có nguy cơ bị thiếu vitamin B12 và uống quá nhiều axit folic sẽ khiến cho việc chẩn đoán thiếu hụt đó trở nên khó khăn.
Khi nào bạn cần bổ sung axit folic?
Phụ nữ bị béo phì dường như có nhiều khả năng có con bị dị tật ống thần kinh. Nếu bạn thừa cân nhiều, hãy liên hệ với bác sĩ trước khi cố gắng thụ thai. Cô ấy có thể khuyên bạn uống hơn 400 mcg folic acid mỗi ngày.
Nếu trước đây bạn đã có thai sinh ra một bé bị khuyết tật ống thần kinh, bạn sẽ được khuyên nên dùng 4.000 mcg axit folic mỗi ngày. Hãy chắc chắn bác sĩ hiện tại biết về lịch sử của bạn và lên lịch thăm khám trước khi bắt đầu mang thai. Nếu không có sự can thiệp nào, phụ nữ này có nguy cơ 3 – 5% mang thai mắc phải một tình trạng khiếm khuyết ống thần kinh.
Nếu bạn mang cặp song sinh, bác sĩ có thể khuyên bạn nên uống tới hơn 1.000 mcg folic acid mỗi ngày.
Một số người có biến thể di truyền – được gọi là đột biến gen sản xuất enzyme methylenetetrahydrofolate reductase (MTHFR) – làm cho quá trình hấp thụ folat và axit folic trở nên khó khăn hơn. Nếu bạn biết mình bị đột biến này, hãy nói chuyện với bác sĩ để đảm bảo bạn đang nhận đủ axit folic.
Phụ nữ bị tiểu đường hoặc đang dùng thuốc chống trầm cảm cũng có nhiều khả năng có thai mắc phải một tình trạng khiếm khuyết ống thần kinh. Nếu bạn thuộc một trong hai trường hợp này, hãy thăm khám bác sĩ ít nhất một tháng trước khi tìm hiểu để biết lượng axit folic mà bạn nên dùng và theo dõi tình trạng của bạn nói chung.
Các thực phẩm giàu axit folic
Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ yêu cầu các nhà sản xuất thực phẩm phải bổ sung axit folic vào các sản phẩm ngũ cốc như ngũ cốc ăn sáng, bánh mì, mì ống và gạo. Một số ngũ cốc ăn sáng có chứa 100% hàm lượng axit folic hàng ngày được đề nghị. Điều này có ích cho những phụ nữ không dùng chất bổ sung và không có kế hoạch mang thai, nhưng hầu hết phụ nữ không ăn những thức này đủ để có thể dựa vào chúng như một nguồn cung cấp axit folic.
Ngay cả khi bạn ăn một khẩu phần bổ sung đầy đủ ngũ cốc nguyên cám mỗi ngày, bạn cũng không thể chắc chắn đang nhận được những gì mình cần. (Có một sự thật là các chất dinh dưỡng tổng hợp được thêm vào ngũ cốc có xu hướng đọng với sữa ở dưới đáy bát).
Thực phẩm tự nhiên giàu folate cũng không phải là một nguồn cung cấp tốt. Thật kỳ lạ, các nghiên cứu cho thấy, cơ thể hấp thụ axit folic từ các chất bổ sung tốt hơn từ folate tự nhiên trong một số thực phẩm nhất định. Hơn nữa, folate có thể bị mất từ thực phẩm trong quá trình bảo quản hoặc bị tiêu hủy do cách nấu.
Vì vậy, nếu bạn ăn thực phẩm giàu folate, hãy xem xét dùng cả chất bổ sung. Các nguồn giàu axit folic bao gồm:
- đậu lăng
- đậu khô, đậu Hà Lan, và các loại hạt
- trái bơ
- rau xanh đậm như bông cải xanh, rau cải bó xôi, củ cải, đậu xanh, bắp cải Brussels, và măng tây
- hoa quả và nước ép cam quýt
Dùng thực phẩm bổ sung axit folic có được khuyến nghị không?
Có. Như đã đề cập ở trên, nhiều cơ quan chức năng, bao gồm cả ACOG và March of Dimes, đều khuyến cáo tất cả phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ phải dùng vitamin tổng hợp có chứa axit folic hoặc bổ sung axit folic mỗi ngày.
Dấu hiệu thiếu axit folic
Các dấu hiệu thiếu hụt folic có thể rất nhỏ, khó nhận ra. Bạn có thể bị tiêu chảy, thiếu máu, ăn mất ngon, và giảm cân, cũng như mệt mỏi, đau nhức, nhức đầu, tim đập nhanh, và khó chịu.
Nếu chỉ bị thiếu nhẹ, bạn không thể nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào cả, nhưng bạn sẽ không có được sự phát triển sớm tối ưu cho phôi của bé.